Page 91 - Maket 17-11_merged
P. 91
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
lực của đội ngũ tuyên truyền viên bảo vệ môi trường ở cơ sở. Có 6.222 xã (75,3%) đạt
tiêu chí về Môi trường và An toàn thực phẩm (tăng 32,9% so với năm 2015, hoàn thành
vượt 5,3% so với mục tiêu 5 năm giai đoạn 2016-2020).
Công tác bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ
và làng nghề luôn được quan tâm, ô nhiễm môi trường từng bước được khắc phục. Đến
nay, đã có 59/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn;
42/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn, trong đó có một
số địa phương triển khai trên phạm vi toàn tỉnh (như Nam Định, Đồng Nai, Hà Tĩnh...);
có 16/63 tỉnh, thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn
nông thôn quy mô liên huyện và cấp tỉnh.
Công tác thu gom chất thải rắn được đẩy mạnh, hầu hết các thôn, xã đã hình thành
đội thu gom chất thải sinh hoạt (dưới hình thức Tổ tự quản, HTX và có nhiều nơi do
các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm). Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tăng
đáng kể qua từng năm, từ 44,1% năm 2011 lên 66,0%, thậm chí có nhiều địa phương ở
cấp huyện, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đã đạt đến trên 90% . Quy mô và biện
20
pháp xử lý chất thải rắn cũng có sự thay đổi đáng kể. Các biện pháp xử lý phổ biến hiện
nay gồm: Chôn lấp, thiêu đốt (có thể bao gồm thu hồi năng lượng để phát điện), sản xuất
phân compost, sản xuất viên nhiên liệu ... Mặc dù hiện nay phương pháp chôn lấp vẫn
còn chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng trên 70%), tuy nhiên xu thế chuyển dịch sang dùng biện
pháp đốt đang phổ biến hơn tại nhiều địa phương. Cả nước hiện có khoảng 425 lò đốt
chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có khoảng hơn 100 lò đốt có công suất trên 300 kg/h,
đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 61:2016/BTNMT về lò đốt
chất thải rắn sinh hoạt.
Về nước thải sinh hoạt được quan tâm đầu tư, nhiều mô hình xử lý nước thải có hiệu
quả đã được nhân rộng. Cả nước có 3.210 xã và 19,5 nghìn thôn có hệ thống thoát nước
thải sinh hoạt (chiếm 35,8% tổng số xã và 24,4% tổng số thôn), trong đó các tỉnh Hà
Tĩnh, Thái Nguyên, An Giang đã thí điểm mô hình xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn
quy mô hộ gia đình, liên hộ theo hình thức phân tán hoặc bán tập trung. Một số mô hình
xử lý nước thải cụm dân cư đã phát huy hiệu quả tốt, điển hình như mô hình xử lý nước
thải sinh hoạt với công suất 500m /ngày đêm tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
2
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, hầu hết các hộ gia đình nông thôn chỉ áp dụng
biện pháp xử lý sơ bộ (bể phốt) đối với nước thải từ nhà vệ sinh (nước đen), phần nước
thải còn lại từ các hoạt động sinh hoạt khác (nước xám) hầu như không được thu gom và
xử lý. Khoảng 40% lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh được thu gom và xử
lý . Đối với chất thải chăn nuôi, hiện có 68% trang trại và 53% cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ
21
(20) Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
(21) Khoảng 17,7% được xử lý theo phương pháp đốt, còn lại 82,3% được xử lý như chất thải thông thường
90