Page 88 - Maket 17-11_merged
P. 88

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           độ sản xuất. Nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế, năng
           suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc
           gia, xuất khẩu tăng nhanh. Ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng bền vững, tốc độ tăng
           trưởng GDP bình quân ngành đạt 2,85%/năm giai đoạn 2011-2019, giá trị sản xuất nông
           nghiệp đạt 99,5 triệu đồng/ha năm 2020 (tăng 82% so với năm 2010), một số địa phương
           đạt giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích rất cao . Xuất khẩu nông lâm thuỷ
                                                               18
           sản của Việt Nam năm 2020 đạt trên 41,25 tỷ USD, đứng trong top 15 của thế giới và
           đứng thứ 2 trong khối ASEAN.
               Nông nghiệp hiện nay vẫn tiếp tục là thế mạnh của Việt Nam, hình thành nhiều
           vùng nông nghiệp đặc thù theo chức năng: nông nghiệp ven đô, nông nghiệp hàng hoá
           quy mô lớn, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp ứng dụng công
           nghệ cao. Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể trong giai đoạn vừa qua với tôc độ
           tăng trưởng ổn định, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc
           năm 2020 đạt 42%, đã hình thành được ngành công nghiệp chế biến biến lâm sản đứng
           thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới. Trong 10 năm qua, thủy sản là ngành có
           sự tăng trưởng cao nhất với tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt 5,2%/năm. Năm
           2020, tổng sản lượng 8,4 triệu tấn, giá trị sản xuất thu được trên 1 ha đất nuôi trồng thủy
           sản đạt 242 triệu đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2010. Trình độ công nghệ chế biến và vệ
           sinh an toàn thực phẩm thủy sản ngày càng được đầu tư hiện đại hơn để đáp ứng các yêu
           cầu của thị trường trên thế giới.
               Các loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới phù hợp, hiệu quả hơn; kinh tế hộ tiếp
           tục được hỗ trợ và tổ chức theo hướng tăng quy mô sản xuất lớn hơn, dần thích nghi với
           cơ chế thị trường. Phát triển mạnh các chuỗi giá trị nông sản, hình thành ngày càng nhiều
           các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất, HTX với các doanh nghiệp;
           một số tập đoàn lớn đã tham gia chuỗi liên kết trong nông nghiệp như Dabaco, Ba Huân,
           Saigon Coop, Masan Group....). Chính quyền địa phương ngày càng quan tâm đến phát
           triển nông nghiệp, thực hiện tốt vai trò “Nhà nước” trong liên kết “4 nhà” để tổ chức
           sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đến hết tháng 6/2021, đã có 57/63 tỉnh đã ban hành Nghị
           quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
           phẩm nông nghiệp của địa phương theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP; trong đó có 44/63
           tỉnh, thành phố phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp
           và PTNT. Kết quả, đến nay, trên 27.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị được
           xây dựng; phát triển được 1.644 chuỗi nông sản an toàn với 3.267 địa điểm bán sản phẩm
           đã kiểm soát theo chuỗi và 2.038 chua điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi giá
           trị được xây dựng; Đến năm 2020, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào
           nông nghiệp (trong đó có hơn 11.800 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp), chiếm khoảng 8%
           tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Tốc độ phát triển HTX tăng mạnh

               (18)     TP. Hồ Chí Minh đạt 502 triệu đồng/ha, Hà Nội đạt 259 triệu đồng/ha, Đồng Nai đạt 228,8 triệu đồng/ha...

                                                87
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93