Page 86 - Maket 17-11_merged
P. 86

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           đóng góp của người dân (ngày công, hiến đất, tiền, trang thiết bị…), đến nay có trên
           79% số xã có nhà văn hóa, trung tâm thể thao xã, trong đó, 71% đạt chuẩn. Cả nước
           có trên 72.952 thôn có nhà văn hóa, khu thể thao thôn (chiếm khoảng 79,2%), trong
           đó, có 65% đạt chuẩn. Nhiều địa phương đã phát huy khai thác hiệu quả, đa dạng hóa
           các hoạt động để phục vụ và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, rèn luyện
           thân thể của các tầng lớp nhân dân. Đã có 6.363 xã đạt tiêu chí về Cơ sở vật chất văn
           hóa (chiếm 77,0%, tăng 42,4% so với năm 2015, vượt 2% so với mục tiêu 5 năm giai
           đoạn 2016-2020);
               - Hệ thống cơ sở y tế nông thôn trong những năm qua tiếp tục được quan tâm đầu
           tư, nâng cấp, hoàn thiện và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. 100% các xã có trạm
           y tế, trong đó, khoảng 76% số trạm y tế xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (tăng 8,9% so
           với năm 2015); khoảng 87,5% trạm y tế xã có bác sỹ đến làm việc; 95,0% thôn, bản, tổ
           dân phố có nhân viên y tế hoạt động;

               - Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đã có bước phát triển cả về số lượng
           và quy mô, đa dạng về loại hình và cấp độ chợ, nhiều hình thức hạ tầng bán lẻ hiện đại,
           tiện ích, các loại cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini cũng đã hình thành và phát triển đáp ứng
           nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn. Đã có 7.763 xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng
           thương mại nông thôn (chiếm 93,9%, tăng 36% so với cuối năm 2015 và vượt 23,9% so
           với mục tiêu mục tiêu 5 năm giai đoạn 2016-2020);

               - Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt NT được tăng cường đầu tư, đáp ứng tốt nhu
           cầu sinh hoạt của người dân. Hiện có khoảng 16.299 công trình cấp nước sinh hoạt
           tập trung, cung cấp cho khoảng 44% dân số nông thôn, trong đó việc vận hành, khai
           thác công trình cấp nước do Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
           tỉnh, Ban quản lý dự án của huyện chiếm 15,1%; doanh nghiệp, tư nhân quản lý chiếm
           8,1%; quản lý dựa vào cộng đồng (UBND cấp xã, HTX và cộng đồng) chiếm 76,8%.
           Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng dẫn đầu cả nước về công tác xã hội hóa cung cấp
           nước sạch, khi hầu hết các huyện, xã đều có doanh nghiệp xây dựng nhà máy cấp nước
           sạch tập trung (Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam...). Một số địa phương đã chủ
           động ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi thu hút sự tham gia của khu vực tư
           nhân đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp
           nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 94,84%, trong đó tỷ lệ 56,69% hộ nông thôn
           được sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT (tăng 17,6%
           so với năm 2010).









                                                85
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91