Page 85 - Maket 17-11_merged
P. 85

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           đến UBND huyện được nhựa, cứng hóa; gần 80% số xã đã trải nhựa, bê tông đường ngõ
           xóm; nếu năm 2010 còn 140 xã không có đường giao thông đến trung tâm thì đến nay
           chỉ còn 13 xã… Chất lượng đường giao thông ngày càng được nâng cao và khá đồng bộ,
           góp phần tích cực hình thành các vùng sản xuất lớn và tạo điều kiện thuận lợi thu hút các
           nhà đầu tư về nông thôn (kể cả doanh nghiệp lớn). Đến nay, đã có 6.460 xã (78,2%) đạt
           tiêu chí Giao thông nông thôn (tăng 41,8% so với năm 2015 và vượt 23,2% so với mục
           tiêu 5 năm giai đoạn 2016-2020);
               - Hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện, cả nước có hàng ngàn công trình thủy lợi
           nhỏ, thủy lợi nội đồng do xã quản lý đã được xây mới, sửa chữa và nâng cấp; trên 80%
           diện tích đất sản xuất được tưới tiêu chủ động, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
           nâng cao giá trị sản xuất và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương. Đến
           nay, diện tích áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng cạn là 288.620 ha
           (đạt 17.5%), lúa là 1.320.118 ha (đạt 18%), góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng diện
           tích tưới, thích ứng đối với những vùng khan hiếm nước và khai thác hiệu quả vùng đất
           dốc, hình thành nên các vùng sản xuất quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao. Một số vùng
           phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với tỷ lệ cao như: Đông Nam Bộ (chiếm 40%),
           Tây Nguyên (27%), Đồng bằng sông Cửu Long (18%). Đã có 7.934 xã (96%) đạt tiêu
           chí Thủy lợi (tăng 34,6% so với năm 2015 và vượt 19% so với mục tiêu 5 năm giai đoạn
           2016-2020);
               - Hệ thống điện nông thôn, đến nay, 100% số xã và 99,25% số hộ nông thôn đã có
           điện, có 7.729 xã (93,5%) đạt tiêu chí Điện (tăng 11,1% so với năm 2015). Chất lượng
           điện ở nông thôn ngày càng được nâng cao, ổn định, cơ bản đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu
           sinh hoạt của người dân và phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm; tạo điều
           kiện thuận lợi cho ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kể cả những huyện
           vùng cao. Đặc biệt, các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới,
           các xã đảo, 11/12 huyện đảo cũng được chú trọng đầu tư cung cấp điện, góp phần giữ
           vững chủ quyền quốc gia và đảm bảo an ninh trật tự;

               - Hệ thống trường học các cấp ở nông thôn đã được các địa phương đặc biệt quan
           tâm. Cả nước có 31.016 trường học các cấp ở nông thôn. Nhiều địa phương đã ưu tiên
           nguồn lực đầu tư xây dựng trường mới đồng bộ, bổ sung các phòng học và phòng chức
           năng, tăng cường trang thiết bị dạy học, thư viện, khu rèn luyện thể lực/kỹ năng, nhà vệ
           sinh, cải thiện cảnh quan sự phạm xanh- sạch - đẹp. Trong đó, nhiều địa phương đã đẩy
           mạnh xã hội hoá giáo dục để đầu tư mới hệ thống trường học theo hướng hiện đại, đáp
           ứng các yêu cầu mới của giáo dục. Đã có 6.375 xã đạt tiêu chí Trường học (chiếm 77,2%,
           tăng 35,1% so với năm 2015);
               - Nhà văn hóa, tỷ lệ xã có nhà văn hóa tăng nhanh trong 10 năm vừa qua, nhờ
           huy động các nguồn lực đầu tư để xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao, nhất là sự


                                                84
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90