Page 83 - Maket 17-11_merged
P. 83

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           tiếp), ngân sách Trung ương là 79.555,6 tỷ (chiếm 19,7% ngân sách nhà nước các cấp).
           Ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ trực tiếp xây dựng NTM có sự khác biệt rất lớn giữa các
           vùng. Tính theo bình quân ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp, thì ĐNB cao nhất với 145
           tỷ đồng/xã, vùng ĐBSH-Bắc trung bộ với 80,5 tỷ đồng/xã, ĐBSCL khoảng 28 tỷ đồng/xã,
           DHNTB&TN là 22 tỷ đồng/xã và thấp nhất là MNPB với 18 tỷ đồng/xã. Nguồn vốn huy
           động từ người dân và cộng đồng, giảm về tỷ lệ trong cơ cấu tổng nguồn vốn, nhưng tăng
           1,3 lần về giá trị tuyệt đối so với giai đoạn 1, chủ yếu là do người dân tự nguyện đóng góp
           (sức lực, nguyên vật liệu xây dựng, hiến đất...) để xây dựng NTM trên địa bàn.
               Nhìn chung công tác xây dựng NTM đã đạt được thành tựu to lớn trong hơn 10 năm
           qua. Thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong xây
           dựng NTM chưa thể hiện rõ việc đẩy mạnh ĐTH trên địa bàn nông thôn, mặc dù đã thể
           hiện về mặt quan điểm như trong Nghị quyết 26 Hội nghị lần 7 của Ban chấp hành Trung
           ương Khóa X, Đề án tái cơ cấu nông nghiệp.

               3.2 Về công tác quy hoạch xây dựng NTM gắn với ĐTH
               Công tác quy hoạch xây dựng NTM là cơ sở quan trọng cho xây dựng NTM, được
           thực hiện chủ yếu ở 2 loại hình: Quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch vùng huyện.
               Công tác lập quy hoạch nhằm cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách, chiến
           lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ cụ thể. Đây là cơ sở
           để thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn. Đến nay, hầu hết các địa
           phương đã lập và phê duyệt quy hoạch vùng tỉnh, xác lập không gian, phân bố các lực
           lượng sản xuất, hệ thống dân cư đô thị và nông thôn, các khu vực cần bảo tồn, các vùng
           phát triển du lịch,…trên phạm vi không gian lãnh thổ của một tỉnh. Trên cơ sở sự phân bố
           này, kết hợp yêu cầu phát triển của các ngành lĩnh vực, quy hoạch xây dựng vùng đã xác
           định hệ thống trung tâm cấp vùng, làm hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
           cả vùng, tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ
           thuật cho toàn vùng đồng thời xác định các chương trình trọng tâm, trọng điểm để đầu tư.
               Các địa phương đã tiến hành rà soát quy hoạch vùng huyện, trong đó, ưu tiên tập
           trung hướng dẫn và hỗ trợ cho các huyện có khả năng phấn đấu đạt chuẩn NTM, quy
           hoạch vùng huyện hiện đạt tỷ lệ khoảng 35%.  Đề án xây dựng NTM trong quá trình
           ĐTH trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày
           18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ) giúp các địa phương định hướng và đề ra các giải
           pháp xây dựng NTM gắn với ĐTH giai đoạn 2016-2020 phù hợp với quá trình cơ cấu lại
           nền kinh tế cả nước. Bộ Xây dựng đã lựa chọn triển khai thí điểm tại một số huyện nằm
           ngoài khu vực đô thị của 04 tỉnh (Lào Cai, Bắc Giang, Nghệ An, Ninh Thuận), các huyện
           nằm trong đô thị và các huyện có kế hoạch trở thành đô thị năm 2020 của một số tỉnh,
           thành phố (Hà Nội, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu). Trong kế hoạch nâng cao
           chất lượng sau đạt chuẩn, những huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn

                                                82
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88