Page 15 - Ky yeu 75 nam Thong ke Phu Tho
P. 15

Ngành Thống kê tỉnh Phú Thọ 75 năm xây dựng và phát triển


                   I. THỐNG KÊ PHÚ THỌ THỜI KỲ 1946 - 1955
                   Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, bộ máy chính quyền
            các cấp được hình thành và đi vào hoạt động với các nhiệm vụ trọng tâm là diệt giặc đói, giặc
            dốt và giặc ngoại xâm. Yêu cầu đối với công tác Thống kê lúc đó là: Thu thập, tổng hợp và
            báo cáo kịp thời cho Chính phủ, chính quyền các cấp về tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ
            để đề ra các quyết sách về sản xuất và đời sống của Nhân dân dưới chế độ mới. Thời kỳ này
            đất nước thay đổi rất nhanh, trong khi đó số liệu thống kê nghèo nàn, việc ghi chép và truyền
            đưa thông tin rất thô sơ, bộ máy thống kê các cấp chưa hình thành.

                    Để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ, của chính quyền các cấp trong                       Ông NGUYỄN VĂN CHƯỚC
                                                                                                                                Phó trưởng ban phụ trách
            giai đoạn cách mạng mới, ngày 06/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/SL                                 (từ 02/1956 - 10/1956)
            thành lập Nha Thống kê Việt Nam, nằm trong Bộ Quốc dân Kinh tế. Sau đó hệ thống tổ chức
            thống kê các cấp đã dần dần được hình thành, bao gồm tổ chức thống kê của các Ủy ban
            Kháng chiến hành chính liên khu và tỉnh trong toàn quốc, các tổ chức thống kê chuyên trách
            của các bộ, các cơ quan nghiệp vụ kỹ thuật trong bộ máy chính quyền, các cơ quan thuộc hệ
            thống các đoàn thể. Hoạt động Thống kê cấp tỉnh có nhiệm vụ thực hiện thu thập số liệu và
            định kỳ tổng hợp, báo cáo cho Nha Thống kê Việt Nam, Ủy ban Kháng chiến hành chính liên
            khu và tỉnh. Các hoạt động thống kê trong giai đoạn này chủ yếu tập trung thu thập và báo
            cáo các thông tin thống kê về nông nghiệp, đất đai, công thương nghiệp, dân số trong các                            Ông PHẠM HỮU NIÊN
            vùng tự do. Trong đó, các chỉ tiêu thống kê dân số là quan trọng nhất nhằm trực tiếp phục vụ                      Phó trưởng ban Ban Thống kê
                                                                                                                                 (từ 11/1956 - 7/1958)
            cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến và phát triển kinh tế. Thời kỳ này, mặc dù trong
            điều kiện vô cùng khó khăn song hoạt động thống kê đã đạt được những kết quả bước đầu:
            Nội dung và phương pháp thống kê phù hợp với điều kiện kháng chiến, sản phẩm, thông tin
            thống kê đã bám sát yêu cầu của Trung ương Đảng, Chính phủ và của lãnh đạo các ngành,
            các cấp. Ngành Thống kê cơ bản đã làm tròn chức năng tham mưu, thu thập, cung cấp thông
            tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, trực tiếp phục vụ yêu cầu của Ủy ban Kháng chiến
            hành chính tỉnh Phú Thọ, của liên khu X và của Trung ương trong công tác lãnh đạo kháng
            chiến và kiến quốc. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn hạn chế về nhiều mặt: Chưa                         Ông NGUYỄN VĂN CHUYÊN

            có  tổ  chức  thống  kê  chuyên  trách  cấp  tỉnh  dẫn  đến  hoạt  động  thống  kê  không  đồng  bộ,          Phó Chi cục trưởng (từ 8/1958 - 6/1959)
                                                                                                                           Chi cục trưởng (từ 7/1959 - 08/1964)
            phương pháp chuyên môn còn giản đơn, thủ công, sản phẩm thống kê còn nghèo nàn.
                                                                                                                                                           15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20