Page 26 - Ky yeu 75 nam Thong ke Phu Tho
P. 26
Ngành Thống kê tỉnh Phú Thọ 75 năm xây dựng và phát triển
IV. THỐNG KÊ VĨNH PHÚ THỜI KỲ 1976-1996
Sau năm 1975, thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đã mở ra bước ngoặt trong lịch sử cho đất nước ta. Cách
mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới: Giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, trong đó nhiệm vụ trước mắt là tiếp tục khôi phục kinh tế sau chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước ổn
định đời sống Nhân dân.
Bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ mới, tỉnh Vĩnh Phú có thuận lợi rất cơ bản, đó là: Là một tỉnh lớn, dân số đông,
lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên tương đối phong phú; quan hệ sản xuất mới được củng cố và phát triển; bước đầu đã có
một số cơ sở vật chất nhất định; Khu công nghiệp Việt Trì đã được hình thành từ năm 1962; là địa phương có nhiều tuyến giao
thông đường bộ, đường thủy và đường sắt đi qua.
Tuy nhiên, ngoài những khó khăn chung của cả nước, tỉnh Vĩnh Phú còn có những khó khăn riêng, đó là: Bị thiệt hại lớn do
hậu quả chiến tranh phá hoại của Mỹ để lại chưa kịp khôi phục; cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, lạc hậu;
sản xuất mang tính tự cấp, tự túc vẫn còn phổ biến; năng suất lao động xã hội thấp; đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn; trình
độ quản lý của đội ngũ cán bộ còn yếu. Vì vậy, đòi hỏi toàn tỉnh phải có những giải pháp, kế hoạch để khắc phục những hạn chế,
khó khăn, từng bước ổn định đời sống của Nhân dân.
Trong thời kỳ này có một số sự kiện lớn tác động trực tiếp tới tổ chức và hoạt động của ngành thống kê tỉnh, đó là: Đảng ta
tiến hành công cuộc đổi mới mà khởi đầu là từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Về địa giới hành chính, năm 1977
Hội đồng Chính phủ quyết định hợp nhất các huyện theo vùng quy hoạch do đó toàn tỉnh từ 22 huyện, thành, thị, sau khi hợp nhất
lại thành 11 huyện, 1 thành phố và 2 thị xã, đến năm 1979 Trung ương có quyết định tách hai huyện Sóc Sơn và Mê Linh về Hà
Nội. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà cơ chế
"khoán 100" không thể đáp ứng được, ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về "đổi mới quản lý kinh tế
trong các hợp tác xã nông nghiệp". Nghị quyết 10 (hay còn gọi là khoán 10) đã đề ra cơ chế khoán mới, xác định HTX nông
nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX. Thực chất hộ xã viên trở thành đơn vị sản
xuất, tự quyết định kế hoạch, biện pháp sản xuất và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất của hộ. Chủ trương khoán
10 đã tạo ra động lực mới làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển và thu được những kết quả to lớn, cả nước từ chỗ thiếu lương
thực trầm trọng trở thành một trong những nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn trên thế giới. Bước sang thực hiện Khoán 10,
26