Page 55 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 55
Qua đó, trong 10 năm (2012 - 2022), từ nguồn ngân sách Nhà nước dành
cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 47.522,9 triệu
đồng (trong đó: Khuyến công quốc gia: 14.975,9 triệu đồng, khuyến công tỉnh:
32.547 triệu đồng). Hoạt động khuyến công đã hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề
và nâng cao tay nghề cho 2.500 học viên là lao động nông thôn; tổ chức đào
tạo được cho 1.745 học viên kiến thức nâng cao về năng lực quản lý; tổ chức
58 đoàn khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước về lĩnh vực chuyên
ngành cho 892 lượt người là cán bộ làm công tác khuyến công, cán bộ quản lý
của các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ xây dựng được 10 mô hình trình
diễn kỹ thuật để phổ biến sản phẩm mới trên địa bàn cấp huyện; hỗ trợ được
140 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển
giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp ở địa phương. Tổ chức được 5 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, thực hiện hỗ trợ cho 89 cơ sở công nghiệp nông
thôn thiết kế và in ấn thử nghiệm với số lượng hạn chế mẫu mã nhãn mác, tem
truy xuất, bao bì đóng gói sản phẩm...
Hoạt động khuyến công tỉnh đã thực hiện đủ 9/9 nội dung hoạt động
khuyến công theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP. Qua đánh giá của
cấp ủy, chính quyền, của các doanh nghiệp, làng nghề trong tỉnh, cho thấy, hoạt
động khuyến công đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc động viên
và huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn ở địa
phương, nhất là trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn như thời gian vừa qua.
Hiện tại, công tác tổ chức triển khai hoạt động khuyến công và xúc tiến thương
mại tỉnh Bắc Giang, do một đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công Thương thực hiện
nên rất thuận lợi trong việc lồng ghép, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở từ đầu
tư phát triển sản xuất đến quảng bá, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ;
các đề án khuyến công được xây dựng, triển khai thực hiện theo quy mô nhóm,
ngành nên đã tạo được những hạt nhân lan tỏa trong các ngành nghề, làng nghề;
hình thành mối liên kết giữa các địa phương và doanh nghiệp. Số lượng đơn vị
thụ hưởng kinh phí khuyến công ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh
từng bước được tăng lên theo từng năm.
Hoạt động khuyến công đã tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm (1)
cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành, lĩnh vực có tiểm năng,
thế mạnh tại địa phương như: Chế biến nông, lâm sản (vải thiều, cam, bưởi, gỗ
54