Page 56 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 56

rừng trồng, gia súc, gia cầm, bún, bánh…); công nghiệp hỗ trợ (khuôn mẫu,

                  chi tiết, linh kiện phục vụ sản xuất máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử gia

                  dụng…); cơ khí chế tạo; công nghiệp dệt may; (2) cho các làng nghề tiểu thủ
                  công nghiệp có điều kiện phát triển như: Mỳ Chũ, huyện Lục Ngạn; bánh đa
                  Kế, mộc Bãi Ổi, thành phố Bắc Giang; tương Trí Yên, gốm làng Ngòi, huyện

                  Yên Dũng; bánh đa nem Thổ Hà, rượu Làng Vân, huyện Việt Yên…


                        (2) Những khó khăn cần tháo gỡ:

                        Tuy số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc những địa bàn có điều

                  kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh được thụ hưởng
                  chính sách khuyến công lớn (chiếm tỷ lệ 52,8%) nhưng quy mô hoạt động sản

                  xuất, kinh doanh của các cơ sở vẫn chủ yếu còn nhỏ, lẻ nên nguồn kinh phí hỗ
                  trợ thực hiện còn thấp mới đạt 12.492,1 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 26,3% so với

                  tổng kinh phí thực hiện trong toàn tỉnh).

                        Do nội dung, tiến độ thực hiện của đề án còn phụ thuộc vào các đơn vị thụ

                  hưởng kinh phí khuyến công nên trong quá trình triển khai vẫn còn nội dung
                  thực hiện phải đề xuất ngừng, điều chỉnh, bổ sung, gia hạn thời gian thực hiện

                  đề án.

                        Quy mô của các đề án tuy năm sau lớn hơn năm trước, nhưng chưa có đề

                  án khuyến công trọng tâm, trọng điểm thực hiện trong nhiều năm liên tục và
                  lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh

                  tế - xã hội của tỉnh.

                        Hệ thống tổ chức triển khai thực hiện hoạt động khuyến công chưa đầy đủ,

                  mới chỉ có Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh, chưa có chi nhánh tại các huyện,
                  thành phố và mạng lưới cộng tác viên tại các xã.


                        (3) Kinh nghiệm thực tiễn:

                        Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách

                  phát triển công nghiệp, khuyến công tạo sự đồng thuận của các cấp ủy, chính
                  quyền, của các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề nhằm huy động thêm

                  nguồn lực cho hoạt động khuyến công.


                        Hai là, công tác xây dựng kế hoạch công giai đoạn, hàng năm phải phù
                  hợp với các quy hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sách phát triển công
                  nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của trung ương và của tỉnh; đề án khuyến công





                                                             55
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61