Page 185 - Tai lieu Khuyen cong OK (13-12)
P. 185
độ KH&CN ngành điện tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực. Đặc biệt là
sản phẩm máy biến áp nguồn dự phòng 500kV với các yêu cầu kỹ thuật khắt
khe đã minh chứng bước nhảy vọt về năng lực công nghệ, trình độ thiết kế, chế
tạo của doanh nghiệp .
19
b. Nhóm năng lượng than: Ngành than thời gian qua đã thực hiện đổi mới
toàn diện trong sản xuất theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa ở hầu hết các lĩnh
vực đã giúp ngành bảo đảm những mục tiêu ổn định, dài hơi trong chiến lược
phát triển bền vững. Từ việc đầu tư, đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản
lượng than khai thác bình quân 14%/năm, đặc biệt là tỷ lệ cơ giới hóa trong
khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc từ 10% lên 80% trong những năm qua.
c. Nhóm năng lượng dầu, khí: Ngành Dầu khí là một trong những ngành
ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất so với các ngành công nghiệp khác ở
trong nước. Vì vậy, trong suốt quá trình phát triển, KH&CN có những đóng góp
đáng kể trong hoạt động thăm dò vùng biển nước sâu đến 1000m, giàn khoan
tự nâng đến 120m , khai thác hiệu quả tại mỏ Bạch Hổ với sản lượng đỉnh ở
20
mức 10,5-11 triệu tấn/năm,...
d. Nhóm năng lượng tái tạo: Làm chủ được nhiều công nghệ phục
21
vụ cho lắp đặt, thi công và vận hành các nhà máy thủy điện lớn của quốc
gia (thủy điện Sơn La, Lai Châu...) giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị
trong nước, giảm chi phí và giá thành sản phẩm, đồng thời đẩy nhanh tiến
độ thi công của nhiều hạng mục công trình. Thông qua các công nghệ tiên
tiến từ thiết kế, chế tạo đến thi công lắp đặt giúp nâng tổng công suất thủy
19 Sản phẩm Máy biến áp nguồn dự phòng 500kV với công suất 467 MVA được lắp
đặt tại nhà máy thủy điện Sơn La là kết quả của Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu tính toán
thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành trạm phân phối có cấp điện áp đầu ra đến 500kV và tích
hợp hệ thống nhị thứ cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600
MW”.
20 Chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 120m (Giàn khoan Tam Đảo 05) với giá
trị lớn (~ 230 triệu USD), với tỷ lệ nội địa hóa trên 40% về khối lượng, tạo sự đột phá trong
ngành cơ khí dầu khí, đưa Việt Nam vào danh sách số ít các nước có khả năng chế tạo được
sản phẩm này.
21 Làm chủ công nghệ bê-tông đầm lăn (RCC) giúp giảm được 25-30 % chi phí so
với công nghệ bê tông cũ (~1200 tỷ đồng) cho công trình, rút ngắn thời gian thi công từ
2-3 năm qua đó góp phần làm lợi khoảng 7.500 tỷ đồng/năm do phát điện sớm; Làm chủ
các thiết bị cơ khí thủy công của thủy điện giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa 62% tổng giá trị
thiết bị, chủ động trong khâu lắp đặt, thi công và qua đó làm lợi khoảng 500 tỷ đồng đối với
Thủy điện Sơn La...
184