Page 320 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 320
Lan nói về chuyện Cừu vui vẻ lần nào cũng dũng cảm đánh bại Sói
xám.
Nhân cơ hội này, Ly nói: “Vậy Lan có dũng cảm và không sợ đau
giống như Cừu vui vẻ được không?”
Lan gật đầu: “Có ạ!”
Khi trò chuyện với bệnh nhân, cố gắng tránh nói những câu như
“Bạn phải dũng cảm, kiên cường”... Những câu này nghe có vẻ rất có
sức thuyết phục, nhưng sẽ khiến bệnh nhân bị hoang mang. Ngoài ra,
nên chọn chủ đề nói chuyện mà bệnh nhân có hứng thú. Trên cơ sở
này tích cực dẫn dắt để mang lại niềm tin cho người bệnh.
Nói chuyện tích cực, mang lại hi vọng cho người bệnh
Mang lại hi vọng cho người bệnh chính là tạo động lực để họ tiếp
tục cuộc sống. Khi thăm bệnh nhân, hãy an ủi để người bệnh thấy
được vẫn còn có người quan tâm đến họ và họ vẫn còn hi vọng hồi
phục sức khỏe. Khi bệnh nhân còn có hi vọng, họ sẽ có được sức
mạnh, sức mạnh này chính là phương thuốc tốt nhất. Vì thế, khi đến
thăm bệnh nhân, hãy mang tới cho họ hi vọng.
Trước khi vào bệnh viện thăm hàng xóm, Lưu đã cẩn thận tìm
hiểu trước về bệnh tình bệnh nhân, lên mạng tra cứu các chế độ kiêng
khem và các thông tin liên quan.
Vào thăm người hàng xóm bị bệnh, Lưu rất buồn, nhưng không
biểu lộ ra.
Lưu cười và nói: “Hôm nay cô có khỏe hơn không, trông sắc mặt
cô rất tốt.”
“Cháu lại an ủi cô đấy à?”
“Cháu nói thật mà, các bác sĩ ở đây là chuyên gia về bệnh này.”
Lưu tỏ ra tự tin “Cô phải nhanh khỏe lên, cháu muốn ăn món cô nấu.”
Bệnh nhân thở dài và vẫn tỏ ra bi quan: “Không biết sau này cô có
thể nấu ăn cho cháu không nữa?”