Page 317 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 317
trọng năng lực, thi trượt đại học không có nghĩa là cậu kém cỏi. Như
anh hàng xóm nhà tớ, mặc dù không học đại học nhưng có sự nghiệp
riêng rất tốt.” Vương nghe vậy trong lòng càng bấn loạn, thậm chí còn
to tiếng với bạn mình.
Lúc này, một người bạn học khác của Vương là Mai tới thăm và
khuyên anh: “Cậu đừng quá buồn. Lần này thi không tốt có thể do cậu
chưa phát huy hết mình. Nếu cậu không đỗ, có thể ôn thi thêm một
năm, sang năm thi lại nhất định không vấn đề gì, đừng buồn vì
chuyện này nữa”. Vương nghe xong cảm thấy học ôn thêm một năm
cũng không phải ý kiến tồi, vì vậy anh đã vui vẻ hơn.
Hai cách an ủi trên, cách nào khiến người khác dễ chấp nhận
hơn? Người bạn thứ nhất dùng cách an ủi tiêu cực trong khi người
bạn thứ hai dùng cách an ủi tích cực, tìm cách giải quyết vấn đề. Từ
phản ứng của Vương có thể thấy rằng cách an ủi tích cực tốt hơn
nhiều so với cách tiêu cực.
Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ
họ về mặt tinh thần mà còn nên có hành động giúp đỡ đối phương.
Một người mẹ đơn thân gặp tai nạn và bị thương, hàng xóm của
cô đều tới bệnh viện thăm, có nhiều người còn tình nguyện giúp đỡ cô
đưa đón con đi học và cho con ăn. Có người thì tình nguyện lái xe đưa
cô đi bệnh viện kiểm tra. Người mẹ rất xúc động nói: “Chân của tôi bị
gãy, không biết cuộc sống trong thời gian tới phải làm thế nào. May
mà có sự giúp đỡ của mọi người, tôi mới có thể yên tâm dưỡng
bệnh.”
Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn
sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với
mọi người xung quanh.
Cuộc sống luôn luôn thay đổi, có lúc chúng ta gặp chuyện vừa ý,
nhưng cũng có lúc gặp chuyện không vừa ý, đó là điều rất bình
thường. Khi gặp một người gặp chuyện không vừa ý, chúng ta không