Page 321 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 321
Lưu vội ngắt lời: “Cô không tin cháu ư? Cháu đã tìm hiểu kĩ rồi”,
nói xong Lưu lấy điện thoại, vào mạng và đưa cho người hàng xóm
xem thông tin.
Người hàng xóm lập tức trở nên vui vẻ, lạc quan và có hi vọng
rằng mình sẽ khỏi bệnh.
Đương nhiên, khi an ủi người khác, lời nói của chúng ta phải
chân thật, xuất phát từ tấm lòng. Bởi chỉ có lời nói thật lòng mới có
thể khiến đối phương cảm động và tin tưởng.
Một công ty nọ cần tuyển nhân viên làm tăng ca trong dịp tết. Tuy
nhiên không ai muốn làm nên người quản lí rất lo lắng.
Sau đó, người quản lí quyết định nói thật lòng mình với các nhân
viên: “Việc lần này rất quan trọng, nên chúng ta buộc phải hi sinh
mấy ngày nghỉ tết. Tôi biết ngày tết, ai cũng muốn ở bên người thân,
nhưng khách hàng cũng giống như cha mẹ chúng ta, nếu không có
khách hàng, chúng ta sẽ không có cơm ăn. Vì vậy tôi muốn xin mọi
người giúp đỡ, mỗi người làm thêm 3 ngày. Sau đợt này, mỗi người
sẽ được nghỉ bù 6 ngày, được không?” Nhân viên công ty cảm thấy lời
nói của quản lí rất chân thành nên đồng ý làm tăng ca. Cuối cùng,
công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Trong câu chuyện này, người quản lí đã sử dụng lời nói chân
thành, thậm chí còn xin được mọi người giúp đỡ. Sự chân thành đã
thể hiện sự tôn trọng và tín nhiệm với mọi người nên các nhân viên
đã chấp nhận yêu cầu của anh ta.
Giao tiếp chân thành là một loại giao tiếp tâm hồn, có thể mang
lại sức mạnh bất ngờ. Chân thành là linh hồn của hoạt động giao tiếp,
có nó, người khác có thể dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm mắc phải. Bởi
mọi người biết, lỗi sai có thể sửa, nhưng nếu một người không chân
thành thì sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc giao tiếp.
Đương nhiên, khi thể hiện sự chân thành, khi trò chuyện hoặc an