Page 43 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 43
Diệp Vĩnh Liệt đã chuẩn bị rất kĩ cho sự kiện này.
Vừa gặp mặt, Diệp Vĩnh Liệt đã nói với Trần Bác Đạt rằng, năm
1958, Trần Bác Đạt đã có buổi diễn thuyết tại trường đại học Bắc
Kinh, Vĩnh Liệt khi đó là một sinh viên của trường đã nghe bài diễn
thuyết này, Diệp Vĩnh Liệt chia sẻ: “Khi đó ông đã đưa theo một
người phiên dịch để giúp ông dịch từ tiếng địa phương ra tiếng phổ
thông, thực sự thì đó là lần đầu tiên tôi thấy một người Trung Quốc
phải dùng đến phiên dịch khi diễn thuyết cho chính người Trung
Quốc nghe”. Nghĩ lại câu chuyện thú vị đó, Trần Bác Đạt đã bật cười.
Những câu nói có phần dí dỏm, hài hước đã rút ngắn khoảng cách
giữa hai người, Trần Bác Đạt cũng cảm thấy người này rất thân thiện,
không khí cuộc gặp ngay lập tức trở nên nhẹ nhàng và buổi phỏng
vấn đã diễn ra thuận lợi. Sau này, cuốn sách “Chuyện về Trần Bác
Đạt” của Diệp Vĩnh Liệt đã có thêm không ít tư liệu quý giá.
Tạo bầu không khí cho cuộc giao
tiếp
Khi trò chuyện với người khác, bầu không khí rất quan trọng.
Không khí sôi nổi sẽ dễ khiến mọi người cảm thấy thoải mái, cuộc nói
chuyện sẽ trở nên thân thiện hơn. Còn nếu không khí của buổi trò
chuyện căng thẳng thì mọi người đều sẽ cảm thấy nặng nề, áp lực,
hiệu quả giao tiếp sẽ không được như mong đợi.
Chúng ta có thể tự tạo ra bầu không khí lí tưởng cho cuộc giao
tiếp, một chuyên gia giao tiếp khi trò chuyện với người khác thường
tỏ ra rất thoải mái, có lúc họ còn sử dụng những cách nói hài hước, dí
dỏm để khiến không khí trò chuyện trở nên sôi nổi hơn. Khi gặp tình
huống rắc rối, hãy rộng lượng và đừng quá để tâm, như vậy người
khác sẽ không bị áp lực. Khi trò chuyện với mọi người, cũng phải chú
ý đối xử công bằng, không quá xem nhẹ đối phương, có như vậy bạn
mới dễ dàng hòa nhập vào mối quan hệ với những người xung quanh.
Đương nhiên, khi giao tiếp cũng phải liên tục tìm kiếm đề tài để tạo ra
bầu không khí sôi nổi, thân mật.
Thêm gia vị hài hước