Page 105 - Học Từ Thất Bại
P. 105
Điều đó đòi hỏi phải có sự cải thiện. Người ta thường nói
rằng ba từ khó thốt lên lời nhất đó là: “Tôi sai rồi”. Khi ta
mắc một sai lầm hay thất bại nào đó, như Cronkite đã làm
vào lần tường thuật trận đấu đầu tiên, ta không muốn thừa
nhận việc đó. Thay vào đó ta lại thường làm một trong
những việc sau:
Bùng nổ: Ta phản ứng lại bằng sự tức giận,
oán hận, chỉ trích, tìm lý do bào chữa và thỏa
hiệp.
Che giấu: Ta cố tìm cách che giấu lỗi lầm để
bảo vệ cho hình ảnh của mình. Người đã phạm
một sai lầm rồi lại đưa ra lý do bào chữa là
người phạm hai sai lầm.
Lẩn trốn: Ta thu mình lại và bắt đầu tách biệt
mình với những người có khả năng sẽ khám
phá ra sai lầm của ta.
Từ bỏ: Ta giơ tay đầu hàng và từ bỏ. Ta không
bao giờ giải quyết sai lầm đó một cách tích
cực.
Chúng ta phản ứng giống như một cậu lính thủy đang
trong lần tập trận. Chỉ huy đã yêu cầu tuyệt đối không được
sử dụng bộ đàm. Vậy mà chàng lính trẻ lại vô tình bật bộ
đàm của mình và mọi người đã nghe thấy cậu lẩm bẩm:
“Trời ạ, mình bất cẩn quá!”
Vị chỉ huy ra lệnh cho bật tất cả các kênh lên rồi nói: “Yêu
cầu người nào đã bật bộ đàm hãy xưng danh!”
Sau đó là một khoảng thời gian lặng thinh dài, rồi giọng
cậu lính đó lại vang lên lần nữa: “Tôi đã bất cẩn rồi, nhưng