Page 171 - Học Từ Thất Bại
P. 171
và theo đuổi mục tiêu của mình chính là một giải thưởng.
Thực tế là ông đã thành công, và thực hiện theo cách rất
kích động, giống như đổ đá xay lên bánh ngọt vậy.”
Nhân tố Nếu
Nhà văn kiêm giáo sư Robertson Davies từng nói: “Những
người phi thường tồn tại trong những hoàn cảnh ngặt nghèo
nhất và rồi vì nó mà trở nên phi thường hơn”. Điều này đặc
biệt đúng với Marshall Taylor. Nỗi đau của nghịch cảnh luôn
khiến ta thay đổi. Nó là chất xúc tác để thay đổi. Trong
trường hợp của Marshall, ông không trở nên yếu đuối. Ông
chỉ cố gắng mạnh mẽ hơn. Khi phát hiện các đối thủ muốn
làm hại ông trong các cuộc đua, ông học cách vượt lên trước
họ và đứng ở đó! Ông dùng nghịch cảnh để khiến mình
thông minh và mạnh mẽ hơn.
“Những người phi thường tồn tại trong những hoàn cảnh
ngặt nghèo nhất và rồi vì nó mà trở nên phi thường hơn”.
– Robertson Davies
Tôi cho rằng một trong những thời điểm người ta thay đổi
là lúc họ nhận đủ đau thương và thấy cần thay đổi. Nghịch
cảnh tạo ra nỗi đau và là lời nhắc nhở cần thay đổi. Chúng ta
gần như không thể chọn nghịch cảnh cho mình, nhưng luôn
có thể chọn cách thức phản ứng với nó. Nếu chúng ta phản
ứng tích cực với khó khăn, kết quả sẽ rất khả quan. Nếu
chúng ta phản ứng tiêu cực, kết quả rất có thể sẽ tệ. Đó là lý
do tôi gọi phản ứng của chúng ta là “nhân tố nếu”.
Có một câu chuyện về một phụ nữ trẻ than phiền với cha
về cuộc đời mình và những điều khó khăn xảy đến với cô,
nghịch cảnh cuộc đời áp đảo cô, và cô muốn từ bỏ.