Page 11 - BG LSKT
P. 11
Đại điện có không gian to lớn, trong đại điện là một mạng lưới dày đặc các cột đá, vừa to, vừa

cao tỉ lệ xích lấn át con người tạo cảm giác choáng ngợp. Đầu cột xòe ra, phía trên trang trí
hình các chim ưng bay lượn, cùng với trời xanh và tinh tú.

Câu hỏi thảo luận
1, Hãy kể tên các loại hình kiến trúc lăng mộ của Ai cập cổ đại, nêu đặc điểm, vẽ hình các loại
hình lăng mộ. Tại sao ở xã hội Ai cập cổ đại loại hình Lăng mộ lại được xây dựng nhiều và có
kiến trúc đồ sộ & kiên cố ?
2, Hãy nêu đặc điểm chung của đền thờ ACCĐ. Em có nhận xét gì về Tổ chức không gian đền
thờ Ai cập cổ đại ?
3, Điều kiện khí hậu và địa chất có ảnh hưởng như thế nào đến kiến trúc Ai cập, lấy ví dụ minh
họa?
1.2.2. KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ, BA
TƯ CỔ ĐẠI.

Kiến trúc Lưỡng hà.

(4000 TrCn – 400 TrCn).

Vùng Lưỡng Hà là khu vực đồng bằng
được tạo bởi 2 con sông lớn là Tigre và

Euphrates. Nền văn minh Lưỡng Hà Tư

bắt đầu khoảng 4000 năm TCN. Là 1
trong 4 nền văn minh dọc theo các con

sông nổi tiếng trên thế giới.

Khu vực này đã hình thành các nhà
nước nô lệ và đã sớm xuất hiện các

thành phố lớn như: Jerusalem (nay

thuộc Israel và Palestin), Amirth (nay

thuộc Syrie), và các thành phố : Sơ đồ vị trí khu vực Lưỡng Hà
Khorsabad (Dur Sharukin), Ninive,

Babilon, Ashur (nay thuộc Iraq) và

Persepolis (nay thuộc Iran). Phần lớn diện tích thuộc Iraq ngày nay.
Lưu vực Lưỡng Hà có địa hình bằng phẳng, không có biên giới thiên nhiên hiểm trở. Bởi vậy,

lịch sử của Lưỡng Hà đầy dẫy những cuộc chiến tranh giữa những bộ tộc định cư và những bộ

tộc du mục nhằm tranh giành quyền làm chủ khu vực này.

1. Các ảnh hưởng của vị trí địa lý:
Hai con sông Tigris và Euphrates cung cấp đất đai, nước tưới tiêu nên nông nghiệp và chăn

nuôi phát triển.

Thuận tiện giao thông đường thủy giữa vùng Biển Đen và vịnh Ba tư, gần biển Địa trung hải.
Ít mưa, nhưng gần sông nên cũng dễ lụt lội do đó nền Công trình thường cao.

2. Ảnh hưởng của Khí hậu

Khí hậu khắc nghiệt. Hè nắng cháy tại phương Nam, mùa đông lạnh đặc biệt tại phương Bắc.
3. Địa chất – Vật liệu

+ Vùng Đồng bằng chủ yếu đất sét, cộng với thời tiết khô nóng nên thuận lợi sản xuất gạch.

Gạch không nung, gạch nung, gạch men sứ rất tốt. Đất sét còn hình thức vách đất trộn rơm.

+ Vùng núi có đá nhưng vận chuyển khó khăn nên hiếm đá xây dựng.
+ Vùng sông: Đá cuội sử dụng trong xây dựng

+ Rừng gỗ: hiếm, gỗ tốt phải nhập từ Liban

+ Vật liêu kết dính: Hồ vôi và Bitum
4.Chế độ xã hội, giai cấp, kinh tế, tôn giáo

- Là đế quốc quân phiệt nhưng chỉ là tổ chức liên minh quân sự hành chính của các cấp bộ tộc,

không có cơ sở kinh tế vững chức nên dễ hợp thành và dễ tan.
- Giai cấp:

+ Vua: chỉ huy tối cao, Thay mặt thần để trị dân.

11
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16