Page 7 - BG LSKT
P. 7
1. Các giai đoạn phát triển của Ai cập Cổ

đại:
+ 3500-3200TrCn: Tiền Vương quốc:

Hình thành các vương quốc Thượng và Hạ Ai

cập. + 3200 năm TrCn: Thống nhất Ai cập và

thi hành chế độ Chuyên chế Chủ nô – Nô lệ,
các nhà vua- Pharaon nắm quyền quân sự.

+ 3200-2130 TrCn: Thời kỳ cổ vương

quốc: Vương triều thứ 1 đến vương triều thứ
10. Địa điểm phát triển chính là khu tam giác

châu thổ phía Bắc, Thủ đô là Memphis. Loại

hình kiến trúc chủ yếu là Lăng mộ: Mastaba Sơ đồ vị trí Ai cập cổ đại
và Kim tự tháp.

+ 2130-1580 TrCn: Thời kỳ Trung vương quốc: Vương triều thứ 11 đến vương triều thứ 17.

Lãnh thổ mở rộng xuống khu vực phía Nam, hoạt động xây dựng chủ yếu xung quanh thủ đô

Thebes, với loại hình kiến trúc chủ yếu là đền đài.
+ 1580-332 TrCn: Thời kỳ Tân vương quốc: Vương triều thứ 18 đến vương triều thứ 30. Thủ

đô vẫn là Thebes, với loại hình kiến trúc chủ yếu là đền đài, đền đài đục trong trong núi đá và

nhà ở.
+ Sau năm 332 TrCn Ai cập bị Alexander(Alexandros)đại đế và tướng Ptolemy chinh phục.

2. Vị trí

Ai cập cổ đại nằm ở Đông bắc Châu Phi, là 1 thung lũng hẹp và dài dọc theo hạ lưu sông Nile
– con sông dài thứ 2 trên thế giới. Bốn mặt đều có biên giới thiên nhiên cách trở. Phía Đông

giáp Biển Hồng hải, phía Nam giáp núi rừng Nubia, Phía Tây giáp Sa mạc Libi, Phía Bắc giáp

Địa Trung Hải.

Là đầu mối giao thông quan trọng giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi. Phía Bắc giáp biển Địa trung hải
tạo điều kiện giao thương với các vùng khác trên thế giới.

Là dải phù sa hẹp dọc sông Nil, sông là nguồn cung cấp đất & nước trồng cây, canh tác.

Sông Nil là giao thông đường thủy vận chuyển vật liệu xây dựng các công trình, hàng hóa phục
vụ thương mại. Vì vậy các thành phố, đền đài được xây dựng dọc dông Nil. Sông Nil cũng

thường gây lũ lụt.

3. Khí hậu

Nóng khô, ít mưa, nắng chan hòa, vì vậy kiến
trúc không cần nhiều cửa sổ, không cần mái

dốc để thoát nước nhanh, tường dày. Do khí Tể tướng, quan
hậu công trình kiến trúc được trường tồn. lại, tăng lữ , quí

tộc

4. Địa chất & Vật liệu xây dựng Thư lại
Đá: Do điều kiện địa chất, địa hình ở AC có
Thợ thủ
nhiều mỏ đá nên đá là vật liệu xây dựng phổ công, chạm
biến: Đá vôi, đá vôi trắng, đá Sa thạch, đá
khắc

Hoa cương, đá Thạch anh, đá Đen. Nông
dân
Bùn và lau sậy: Trộn làm mái nhà, vách và công xã
cả mái bằng.
5. Chế độ xã hội, kinh tế, văn hóa, tín Người hầu,
nô lệ

ngưỡng, tôn giáo: Vương quyền & Thần

quyền chi phối xã hội. Pharaon là vua nắm mọi quyền hành và được coi như là 1 vị thần sống.
* Giai cấp: như hình bên

* Một số thành tựu:

+Phát triển hệ thống chính quyền, đức tin tôn giáo và nghệ thuật ướp xác.
+Hệ thống thủy nông tưới tiêu dọc sông Nile.

+ Sáng tạo ra chữ tượng hình (hieroglyph) khoảng 3000TCN

7
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12