Page 5 - BG LSKT
P. 5
Chương 2. Kiến trúc Việt Nam Cận đại và Hiện đại.
2.1 Sự xâm nhập của kiến trúc phương Tây vào Việt nam thời thuộc địa.
2.2 Phong cách Đông Dương và xu hướng tìm kiếm tính dân tộc trước năm 1954.

2.3 Kiến trúc 2 miền Việt nam thời kỳ 1954-1975.
2.4 Kiến trúc Việt nam thời kỳ 1975-1986.
2.5 Một số xu hướng trong kiến trúc Việt nam Đương đại.
PHẦN I: KIẾN TRÚC CỔ PHƯƠNG TÂY VÀ CẬN ĐÔNG
CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC THỜI KỲ NGUYÊN THỦY VÀ THỜI KỲ CÁC NỀN VĂN MINH
CỔ ĐẠI
1.1 KIẾN TRÚC XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (25 nghìn năn – 1 nghìn năm TCN) (TỰ ĐỌC)
Thời gian : Khoảng 3 triệu năm trước người vượn xuất hiện trên trái đất, lấy hang động làm nơi
trú ngụ, sống thành bầy đàn, săn bắn và hái lượm để sinh sống.
Khoảng 30 nghìn năm con người chuyển dần từ lối sống du canh du cư thành định canh định
cư, hình thức xã hội đầu tiên ra đời đó chính là Xã hội Nguyên thủy. Chia làm 3 giai đoạn: Thời
kỳ đồ đá cũ, Thời kỳ đồ đá mới, Thời kỳ đồ đồng.
- Thời kỳ đồ đá cũ (25 nghìn -10 nghìn năm TrCN)
+Bối cảnh xã hội: Xuất hiện các điểm dân cư không giới hạn ở trên trái đất, nơi nào gần nguồn
nước, thức ăn. Sống theo chế độ thị tộc, từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đìnhcó quan hệ gần
gũi, làm chung, ăn chung. Công cụ sản xuất thô sơ.
+ Loại hình kiến trúc:
Trước thiên nhiên khắc nghiệt, con người phải sống trong các hang động tự nhiên, rồi đến hang
động nhân tạo, dần dần tạo ra những công trình cư trú dù còn rất thô sơ. Một số hình thức cư
trú: Đào hầm trong lòng đất, Khoét hang vào núi đá, Lấy cành lá cây ghép thành liếp chắn gió,
Lều tròn hoặc chóp, Nhà trên cây với vật liệu bằng cành cây miết bùn đất.

Mặt bằng và mặt cắt nơi ở đào sâu vào trong đất đá ở Font de Game, Pháp

- Thời kỳ đồ đá mới (10 nghìn -3 nghìn năm TrCN)
+ Bối cảnh xã hội: Thời kỳ này con người biết gia công kỹ đá, mài đá, sử dụng công cụ đá có
hiệu quả. Nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, con người từ bỏ cuộc sống du canh sang định
canh. Tôn giáo đã có mầm mống rõ rệt ở một số khu vực. Chế độ xã hội chuyển sang Mẫu hệ.
+ Hình thức kiến trúc: Thời kỳ này nhà ở bớt thô sơ, ngoài nhà trát đất còn có nhà sàn trên
đất, trên hồ, có nhà mái dốc. Vật liệu và kết cấu: Nhà có tường làm bằng cành cây trát đất, có
nơi nền nhà làm cả bằng tấm đất sét nung. Sử dụng vật liệu đá vào làm nhà ở. Một số loại nhà
ở như: Nhà chòi trên cọc gỗ (Thụy sỹ, mông cổ), Nhà làm bằng vật liệu đá tổ ong( Pháp), Nhà
sàn ở ven hồ(Thụy sĩ), Làng xóm hình thành như Làng xóm ở đảo Chypre, Indonesia, Làng xóm
các bộ tộc ở Ucraina, những thành phố đầu tiên hình thành như Catal Huyuk – Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà chòi trên cọc Nhà làm bằng đá tổ ong Làng của bộ tộc da đỏ Florida – Mỹ
5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10