Page 80 - BG LSKT
P. 80
Tóm tắt Tuyên ngôn của trường Bauhaus.
(soạn bởi Alfred Barr năm 1938, dựa theo tuyên ngôn Bauhaus của W.Gropius):
• Hầu hết sinh viên nên đối mặt với một sự thật, rằng tương lai của họ sẽ chủ yếu gắn với
mô hình công nghiệp và sản xuất hàng loạt, chứ không phải sx thủ công đơn lẻ.
• Những giảng viên thiết kế phải là những người tiên phong trong chuyên môn của mình,
chứ không phải là những hậu vệ đứng trong vùng an toàn của học thuật.
• Những trường đào tạo thiết kế phải hướng đến tổ hợp hiện đại của nhiều loại hình nghệ
thuật: hội hoạ, kiến trúc, sân khấu, nhiếp ảnh, dệt may, sắp chữ…, để xoá đi sự ngăn
cách sẵn có giữa nghệ thuật hàn lâm và ứng dụng.
• Thiết kế 1 chiếc ghế hạng nhất khó hơn và hữu dụng hơn việc vẽ bức tranh hạng hai.
• 1 trường đào tạo thiết kế phải có một nghệ sĩ vô tư thuần sáng tạo trong đội ngũ giảng
viên, chẳng hạn một hoạ sĩ, làm đối trọng với những kỹ thuật viên đầu óc thực tế, để họ
có thể làm việc và giảng dạy song song cùng nhau vì lợi ích tốt nhất của sinh viên.
• Những trải nghiệm với vật liệu thực tế là tối cần thiết đối với sinh viên thiết kế, bắt đầu
từ những thí nghiệm tự do, sau đó được nâng lên thành những buổi thực hành có tính
ứng dụng cao.
• Nghiên cứu về thiết kế một cách lý trí, trên phương diện kĩ thuật và vật liệu, chỉ là bước
đầu tiên trong quá trình phát triển của một cảm quan mới và hiện đại về cái đẹp.
• Bởi chúng ta đang ở thế kỉ 20, những sinh viên thiết kế và kiến trúc không nên trốn tránh
trong cái bóng của quá khứ mà nên được trang bị đầy đủ cho thế giới hiện đại trên tất
cả mọi phương diện: từ nghệ thuật, kĩ thuật, cho đến xã hội, kinh tế, tinh thần,... để
chức năng của họ trong xã hội không chỉ là trang trí, mà là những người xây dựng tích
cực.
2. Bối cảnh ra đời.
o Trong vòng 30 năm (1871-1914), nước Đức đã thay thế đế quốc Anh để vươn lên vị trí
dẫn đầu về cường quốc Công nghiệp.
o Lúc này vấn đề Design CN trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những quan niệm
thẩm mỹ phù hợp với phương thức sản xuất CN.
o Xã hội công nghiệp đã nảy sinh những tư tưởng thẩm mỹ mới, những phong trào nghệ
thuật, những loại hình kiến trúc mới.
o Quá trình cải cách giáo dục Nghệ thuật ứng dụng đã diễn ra từ những năm 1898 tạo Đức
bởi phong trào Hiệp hội công tác Đức đã tác động đến nhiều nhà thiết kế.
o Sau Thế chiến lần 1(1918), đế quốc Đức sụp đổ, nước cộng hòa Weimar ra đời dẫn đến
nhu cầu tái thiết lại cuộc sống, xây dựng lại đất nước.
o Gropius lúc này là 1 KTS trẻ, tài năng người Đức, đã gây ấn tượng khi TK những công
trình mới mẻ cho nghành công nghiệp và nền kiến trúc mới.
Ông đã lĩnh hội được những tư tưởng mới và mong muốn lập ra 1 nơi để nuôi dưỡng,
đào tạo sự sáng tạo theo 1 cách mới cho các họa sĩ, KTS và các nhà thiết kế.
o Chính quyền Weimar đã chấp nhận sự đề nghị của ông và chính thức thành lập trường
quốc gia Bauhaus vào 1/4/1919 trên cơ sở xác nhập 2 trường ĐH nghệ thuật tạo hình
và trường Mỹ thuật thủ công.
o 1 tháng sau đó ông đưa ra Tuyên ngôn Bauhaus với lời kêu gọi cải tổ quá trình đào tạo
nghệ thuật, đường hướng và tôn chỉ đào tạo hoàn toàn mới.
o Trường BH là 1 học viện vững mạnh về hệ thống khoa giáo & PP giảng giạy. Trường
Bauhaus quy tụ những tên tuổi lớn về giảng dạy như Họa sĩ : Wassily Kandinsky, Josef
Albers, László, Moholy-Nagy, Paul Klee, Johannes Itten, Kiến trúc sư: Walter Gropius and
Ludwig Mies van der Rohe, nhà thiết kế Marcel Breuer…
o Năm 1932 trường Bauhaus tại Dessau đã bị bọn phát xít đóng cửa. Và trường Bauhaus
chính thức đóng cửa năm 1933.
80
(soạn bởi Alfred Barr năm 1938, dựa theo tuyên ngôn Bauhaus của W.Gropius):
• Hầu hết sinh viên nên đối mặt với một sự thật, rằng tương lai của họ sẽ chủ yếu gắn với
mô hình công nghiệp và sản xuất hàng loạt, chứ không phải sx thủ công đơn lẻ.
• Những giảng viên thiết kế phải là những người tiên phong trong chuyên môn của mình,
chứ không phải là những hậu vệ đứng trong vùng an toàn của học thuật.
• Những trường đào tạo thiết kế phải hướng đến tổ hợp hiện đại của nhiều loại hình nghệ
thuật: hội hoạ, kiến trúc, sân khấu, nhiếp ảnh, dệt may, sắp chữ…, để xoá đi sự ngăn
cách sẵn có giữa nghệ thuật hàn lâm và ứng dụng.
• Thiết kế 1 chiếc ghế hạng nhất khó hơn và hữu dụng hơn việc vẽ bức tranh hạng hai.
• 1 trường đào tạo thiết kế phải có một nghệ sĩ vô tư thuần sáng tạo trong đội ngũ giảng
viên, chẳng hạn một hoạ sĩ, làm đối trọng với những kỹ thuật viên đầu óc thực tế, để họ
có thể làm việc và giảng dạy song song cùng nhau vì lợi ích tốt nhất của sinh viên.
• Những trải nghiệm với vật liệu thực tế là tối cần thiết đối với sinh viên thiết kế, bắt đầu
từ những thí nghiệm tự do, sau đó được nâng lên thành những buổi thực hành có tính
ứng dụng cao.
• Nghiên cứu về thiết kế một cách lý trí, trên phương diện kĩ thuật và vật liệu, chỉ là bước
đầu tiên trong quá trình phát triển của một cảm quan mới và hiện đại về cái đẹp.
• Bởi chúng ta đang ở thế kỉ 20, những sinh viên thiết kế và kiến trúc không nên trốn tránh
trong cái bóng của quá khứ mà nên được trang bị đầy đủ cho thế giới hiện đại trên tất
cả mọi phương diện: từ nghệ thuật, kĩ thuật, cho đến xã hội, kinh tế, tinh thần,... để
chức năng của họ trong xã hội không chỉ là trang trí, mà là những người xây dựng tích
cực.
2. Bối cảnh ra đời.
o Trong vòng 30 năm (1871-1914), nước Đức đã thay thế đế quốc Anh để vươn lên vị trí
dẫn đầu về cường quốc Công nghiệp.
o Lúc này vấn đề Design CN trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những quan niệm
thẩm mỹ phù hợp với phương thức sản xuất CN.
o Xã hội công nghiệp đã nảy sinh những tư tưởng thẩm mỹ mới, những phong trào nghệ
thuật, những loại hình kiến trúc mới.
o Quá trình cải cách giáo dục Nghệ thuật ứng dụng đã diễn ra từ những năm 1898 tạo Đức
bởi phong trào Hiệp hội công tác Đức đã tác động đến nhiều nhà thiết kế.
o Sau Thế chiến lần 1(1918), đế quốc Đức sụp đổ, nước cộng hòa Weimar ra đời dẫn đến
nhu cầu tái thiết lại cuộc sống, xây dựng lại đất nước.
o Gropius lúc này là 1 KTS trẻ, tài năng người Đức, đã gây ấn tượng khi TK những công
trình mới mẻ cho nghành công nghiệp và nền kiến trúc mới.
Ông đã lĩnh hội được những tư tưởng mới và mong muốn lập ra 1 nơi để nuôi dưỡng,
đào tạo sự sáng tạo theo 1 cách mới cho các họa sĩ, KTS và các nhà thiết kế.
o Chính quyền Weimar đã chấp nhận sự đề nghị của ông và chính thức thành lập trường
quốc gia Bauhaus vào 1/4/1919 trên cơ sở xác nhập 2 trường ĐH nghệ thuật tạo hình
và trường Mỹ thuật thủ công.
o 1 tháng sau đó ông đưa ra Tuyên ngôn Bauhaus với lời kêu gọi cải tổ quá trình đào tạo
nghệ thuật, đường hướng và tôn chỉ đào tạo hoàn toàn mới.
o Trường BH là 1 học viện vững mạnh về hệ thống khoa giáo & PP giảng giạy. Trường
Bauhaus quy tụ những tên tuổi lớn về giảng dạy như Họa sĩ : Wassily Kandinsky, Josef
Albers, László, Moholy-Nagy, Paul Klee, Johannes Itten, Kiến trúc sư: Walter Gropius and
Ludwig Mies van der Rohe, nhà thiết kế Marcel Breuer…
o Năm 1932 trường Bauhaus tại Dessau đã bị bọn phát xít đóng cửa. Và trường Bauhaus
chính thức đóng cửa năm 1933.
80