Page 81 - BG LSKT
P. 81
o Sau khi trường đóng cửa, Gropius đã sang Mỹ để giảng dạy tại khoa Kiến trúc của trường
Harvard, Rohe đã thành hiệu trưởng của trường Kiến trúc thuộc Học viện Kỹ thuật Thiết
giáp, Mỹ .

o Những tên tuổi lớn này đã góp phần truyền bá những tư tưởng thiết kế kết hợp giữa
thẩm mỹ,công năng và công nghệ nhằm phục vụ cuộc sống, phục vụ cộng đồng của BH
sang đất Mỹ, và đã đóng góp sâu sắc tới việc hình thành phong cách Quốc tế của Kiến
trúc những năm 1930.

3. Quan điểm về kiến trúc của Bauhaus
o Công năng là thuộc tính cơ bản của Kiến trúc
o Thiết kế phải giải quyết tổng hợp 3 mặt: Công năng, Kỹ thuật, nghệ thuật.
o Sử dựng đường nét hình học, hình khối cơ bản, đề cao vẻ đẹp của hình khối, vẻ đẹp
tự thân của Vật liệu, loại bỏ trang trí hoa văn.
o Coi trọng nghiên cứu Kỹ thuật, Kết cấu BTCT, vật liệu thép, bê tông, kính.
o Gắn kiến trúc với các vấn đề xã hội

Theo chủ trương trên, Bauhaus đã thực hiện :
o Nghiên cứu tâm sinh lý, nhân trắc để làm cơ sở cho thiết kế không gian, thiết bị.
o Modul hóa cấu kiện, cơ giới hóa, công nghiệp hóa thi công, sx vật liệu, thiết bị.

4. Các Tác giả và công trình tiêu biểu .
1.Johannes Itten (1888-1967) : là người xây dựng nên Lý thuyết về màu sắc trong ấn phẩm

” Nghệ thuật màu sắc”. Cho rằng màu sắc có tác động đến tâm lý của con người, mỗi màu sắc

có năng lượng bức xạ riêng có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến con người cho dù chúng

ta có nhận thức được chúng hay không. Tạo ra một bánh xe màu (12 màu cơ bản) để hướng

dẫn cách phối màu và sắc thái màu, các tính chất màu sắc. Đây là 1 nghiên cứu cực kỳ quan

trọng trong lý thuyết sáng tác. Nhờ nghiên cứu của Itten, trường Bauhaus nhận ra tầm quan

trọng của màu sắc và sinh viên được khuyến khích thực hiện các thí nghiệm của mình với việc

tạo ra bảng màu.

Bánh xe màu Bài tập bố cục tạo hình và vật liệu Johannes Itten
2.Herbert Bayer (1900-1985) : Đóng góp về đồ họa, phông chữ, Poster, nhiếp ảnh…

3. Naum Gabo(1890-1977): Người Nga, giảng dạy tại trường Bauhaus từ năm 1928, là một
điêu khắc gia nổi tiếng theo trường phái Chủ nghĩa Kết cấu Nga. Ông là người đã làm thay đổi
hoàn toàn khái niệm "tượng đài" ở Tây phương lúc bấy giờ.

81
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86