Page 63 - thai binh 7b_in mau Thai Binh (1)
P. 63

bồi đắp hằng năm cho vùng đất trong đê. Các vùng ngoài đê vẫn được

          bồi thường xuyên, tạo nên các bãi bồi cao hơn vùng trong đê. Các vùng
          trong đê không được bồi thường xuyên, vẫn tồn tại các ô trũng bên cạnh
          các gò đống cao.

            Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi

          trường, nếu mực nước biển dâng 80 cm, khoảng 8,4% diện tích vùng
          đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập, trong đó Thái Bình (25,06%)
          và Nam Định (29,29%) là 2 tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất. Nếu mực
          nước biển dâng 100 cm, Đồng bằng sông Hồng có 13,2% diện tích nguy

          cơ bị ngập, trong đó diện tích bị ngập của Thái Bình: 38,22%; Nam Định:
          43,67% diện tích của tỉnh.

            Bờ biển Thái Bình biến đổi theo thời gian, chịu tác động của nhiều nhân
          tố: địa chất, khí hậu - thuỷ văn, sinh vật. Rừng ngập mặn có vai trò quan

          trọng trong quá trình bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng. Quá trình quai
          đê lấn biển cần phải thuận theo quy luật của tự nhiên.








































                 Hình 7. Lược đồ nguy cơ ngập úng khu vực Đồng bằng sông Hồng khi mực nước biển
                              dâng cao 100 cm (Theo Kịch bản biến đổi khí hậu 2020)

                                                                                                  63
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68