Page 132 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 132

132

                   Bài viết nêu rõ cách mạng Nga "không vừa lòng với việc đọc những bài diễn văn
                   rỗng tuếch và viết ra những quyết định "nhân đạo" đối với các dân tộc bị áp bức,

                   mà cách mạng Nga dạy cho họ đấu tranh, giúp đỡ họ bằng tinh thần và vật chất như
                   Lênin đã tuyên bố trong luận cương của Người về vấn đề thuộc địa".
                   Sự giúp đỡ nước Nga đã thực hiện qua một trong những việc quan trọng là thành
                   lập Trường đại học Phương Đông, nơi "sinh viên ăn, ở và mặc không phải mất tiền.
                   Mỗi tháng mỗi sinh viên còn được lĩnh 5 đồng rúp vàng để tiêu vặt"...

                   "Người ta có thể nói không ngoa rằng "Trường đại học Phương Đông ôm ấp dưới
                   mái trường mình tất cả tương lai của các dân tộc thuộc địa".

                   Bài viết nêu rõ những việc mà Trường đại học Phương Đông đã làm được là:

                   - Giáo dục cho học viên nguyên lý đấu tranh giai cấp.
                   - Làm cho giai cấp vô sản các nước thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản
                   phương Tây.

                   - Làm cho các dân tộc thuộc địa hiểu biết nhau và đoàn kết với nhau.

                   - Nêu một tấm gương cho giai cấp vô sản những nước "chính quốc" có thể và cần
                   phải làm vì những người anh em mà họ đang bị áp bức.

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.298
                   - 302.

                   Tháng 5, ngày 20
                   Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Pêtơrốp, Tổng Thư ký Ban Phương Đông của Quốc
                   tế Cộng sản. Bức thư viết bằng tiếng Pháp, gồm ba nội dung chính:

                   1. Nêu nguyên nhân đầu tiên đã dẫn tới sự suy yếu của các dân tộc phương Đông,
                   đó là sự đơn độc. "Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng
                   giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành
                   động và sự cổ vũ lẫn nhau". Người đề nghị hãy phổ biến cho họ kinh nghiệm tổ
                   chức đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và kinh nghiệm đoàn kết giai cấp chống
                   ách bóc lột của chủ nghĩa tư bản ở các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Ai Cập.

                   2. Cử cán bộ nước này sang nước khác hoạt động để tăng cường việc hợp tác trao
                   đổi kinh nghiệm đấu tranh và đoàn kết giữa các dân tộc.

                   3. Đề nghị triệu tập một Tiểu ban Phương Đông họp bàn việc thành lập một "nhóm
                   châu Á" ở Trường đại học Phương Đông.

                               - Bức thư gửi đồng chí Pêtơrốp. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 263
                   - 264.

                   Tháng 5

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, nhan đề Đoàn kết giai cấp, đăng trên báo Le Paria,
                   số 25.
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137