Page 135 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 135
135
Tác giả đã kể ra những "đức tính bất hủ của nước Pháp - ngoài cái đức tính rất
cương quyết khai hoá dân bản xứ bằng đại bác và lưỡi lê".
Đó là bắt dân phải lễ phép với người Âu và sẵn sàng ra lệnh bắt những người dân
nào "vì mải làm" mà "đã dám không chào ngài".
Đó là buộc người dân phải "rộng lượng" trong các cuộc lạc quyên để mừng sinh
nhật các quan lớn, hoặc để tiếp đón một phái viên của nền cộng hoà.
Đó là đòi hỏi "các thuộc địa phải đưa tất cả sức lực của mình, tất cả khả năng của
mình, tất cả ý chí của mình, tất cả tài nguyên của mình" để tỏ "lòng hào hiệp" của
mình góp phần phục hưng kinh tế của nước mẹ.
Đó là "bình đẳng" nhưng "Trong lúc người bản xứ bị tù đày vì những duyên cớ vu
vơ, thì bọn thực dân và bọn quan cai trị phạm tội giết người, hối lộ, mua bán chức
tước, ăn cắp, vẫn nhẹ bước thang mây".
Đó là "tự do" giả tạo và "nhân đạo" giả dối...
- Bản chụp thẻ đại biểu dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
- Biên bản tốc ký Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (bản tiếng Nga). Phần
I, M, L, 1925, tr.32. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
- Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 32, ngày 17-6-1924.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.269-
272.
Tháng 6, ngày 23
Nguyễn Ái Quốc phát biểu ý kiến tại phiên họp thứ 8 Đại hội lần V Quốc tế Cộng
sản, sau bài nói của Branle (Brandler).
Người nói: "Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật
là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng,
ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song,
tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận
mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các
nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu
cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa".
Những ý kiến phát biểu tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc tập trung làm nổi bật luận
điểm không thể đánh chết rắn đằng đuôi, muốn đánh bại chủ nghĩa tư bản thì phải
bắt đầu bằng việc tước đoạt các thuộc địa của chúng, vì "hiện nay nọc độc và sức
sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính
quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp
binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của
lực lượng phản cách mạng".
Cuối cùng, Người kết luận: "Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng,
đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí Anh và Pháp cũng như các