Page 140 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 140
140
Hẳn là làm việc để kiếm sống không phải là điều khó, thậm chí ngay cả ở một đất
nước mà tôi chỉ biết viết chứ không biết nói thứ tiếng ở đó. Tuy nhiên, trong trường
hợp của tôi, điều đó cũng có những cái bất tiện:
1. Tôi phải sống gần như bất hợp pháp ở Quảng Châu, nơi nhung nhúc những mật
thám Pháp.
2. Nếu tôi nhận làm một công việc nào đó, toàn bộ thời giờ của tôi sẽ bị choán hết.
Mà tôi thì phải được hoàn toàn tự do để làm việc theo ý muốn, tức là nghiên cứu
hoàn cảnh, xem xét quần chúng và tổ chức cái gì đó.
Bởi vì Đảng chúng tôi và Ban Phương Đông không thể giúp tôi về tài chính, nên tôi
đề nghị đồng chí trình bày trường hợp của tôi trước Ban Chấp hành và xin cho quyết
định.
Xin gửi đồng chí lời chào cộng sản anh em.
10)
Nguyễn Ái Quốc"
- Bút tích bức thư. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.305.
Tháng 9, ngày 24
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc,
đăng trên Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp, số 67.
Tác giả đã "tóm tắt lịch trình những cuộc can thiệp của nước ngoài trong quá khứ
để tìm ra nguyên nhân thực tế, lý do chính của sự can thiệp hiện tại" đối với Trung
Quốc, để đi đến một nhận định: "Chúng ta thấy rằng, dưới nhiều lý do khác nhau
và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các nước tư bản chủ nghĩa can thiệp vào Trung
Quốc trước sau cũng vẫn chỉ nhằm đi tới một kết quả là bắt nhượng đất và lấy tiền
bồi thường".
Tác giả đã phân tích âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa. "Mặc dầu Trung
Quốc rất suy nhược, mặc dầu nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ, nhưng dẫu sao con số
2
11.139.000 km của nó cũng vẫn là một miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ
nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một cái được. Và không thể trong
một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489.500.000 người Trung Quốc vào xiềng xích
của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên người ta cắt vụn Trung Quốc ra: cách này chậm
hơn nhưng khôn hơn".
Tác giả còn vạch rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc muốn lật đổ Tôn Dật Tiên, nhưng
"Tôn Dật Tiên, "người cha của cách mạng Trung Quốc", người đứng đầu chính phủ
Quảng Châu, thì luôn luôn trung thành với những nguyên lý của mình, ngay cả trong
những lúc khó khănnhất".
Tác giả dự báo: "Một nước Trung Hoa thống nhất, tự do và hùng mạnh sẽ là màn
giáo đầu của một nước Triều Tiên độc lập và một nước Ấn Độ giải phóng", điều mà
đế quốc Anh và đế quốc Nhật lo lắng, nguy cơ đó nay còn xa nhưng cũng đã là một
nguy cơ thực tế.