Page 145 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 145
145
Cách mạng Nga đã làm cho những người phụ nữ Trung Quốc hiểu rằng phụ nữ
cũng phải có quyền sống và làm việc và để giành được quyền đó “chúng tôi cũng
phải đấu tranh như những đàn ông và cùng với đàn ông chống lại những kẻ bóc lột
chúng tôi".
Người nhắc đến nữ đồng chí Bôrôđin đã góp phần giúp đỡ hướng dẫn phụ nữ Trung
Quốc hiểu thêm cách mạng Nga.
Nguyễn Ái Quốc kết luận: “Người ta chưa bao giờ thấy phấn khởi nhiều như thế
trong phụ nữ chúng tôi. Đó thật sự đã là cuộc cách mạng nhỏ!".
- Bút tích ba bức thư. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 5-
7.
Tháng 12, ngày 18
Từ Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng
sản báo tin đã đến Quảng Châu vào giữa tháng 12 và những công việc bước đầu đã
làm được.
Báo cáo đề nghị Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản giúp đỡ thêm về tài chính, chỉ thị
cho các đại diện ở Quảng Châu phải chăm lo đến Đông Dương, quan tâm vấn đề
tuyên truyền trong phụ nữ và thiếu nhi.
Cuối cùng, Người lưu ý các đồng chí: "Trong lúc này, tôi là một người Trung Quốc
chứ không phải là một người An Nam, và tên tôi là Lý Thuỵ chứ không phải là
Nguyễn Ái Quốc".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.8-
9.
Tháng 12, ngày 19
Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản báo cáo về Tình hình Đông Dương tháng
11 và tháng 12-1924.
Báo cáo gồm hai phần: Tình hình kinh tế và Tình hình chính trị.
Phần Tình hình kinh tế, Người thông báo về việc phê chuẩn ngân sách của toàn
Đông Dương, trong đó một phần năm là do tiền lời bán thuốc phiện; về tình hình
dân chết đói ở nhiều nơi (trừ Nam Kỳ) do nạn lụt và bão tàn phá; tình hình nhà băng
công nghiệp Trung Hoa bị phá sản, các chủ nợ người Pháp và người Việt Nam đang
liên kết với nhau để đòi nợ; về dự định của nhà cầm quyền Đông Dương cho thương
nghiệp Nhật Bản được hưởng thuế quan tối thiểu.
Phần Tình hình chính trị, Người thông báo về việc Chính phủ thuộc địa hết sức
ngăn cản thanh niên An Nam sang học ở Pháp, do sợ bị tuyên truyền cộng sản. Các
báo ở An Nam nói về việc thành lập một Uỷ ban ở Pari để nghiên cứu khả năng bán
Đông Dương cho một nước khác; chính quyền thuộc địa đang quảng cáo cho một
Hội đồng tư vấn của Chính phủ gồm 27 người Pháp và 17 người An Nam.