Page 149 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 149
149
- C.A. Đalin: Hồi ký Trung Quốc 1924 - 1927, Mátxcơva, 1982, tr.104.
Trong năm
Tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc viết Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Mở đầu, Người viết: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương
Tây".
Người đã phân tích những nét riêng của các giai cấp như "đại địa chủ thì chỉ là
những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ",
"Không có tỉ phú người An Nam", "nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ
cũng không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết
thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình
bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc;
người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tơrớt. Người thì nhẫn nhục chịu số
phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình".
14)
Người nhận định rằng xã hội Ấn Độ - China hay Ấn Độ, Trung Quốc đều không
giống xã hội phương Tây về cấu trúc kinh tế.
Bản báo cáo viết: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định
của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải
là toàn thể nhân loại".
Người nhận định: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước", "Giờ đây người
ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ
đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ". Báo cáo nêu lên một số kiến nghị như
bằng con đường hợp pháp lập các lãnh sự quán Nga ở một số nơi như Sài Gòn, Hà
Nội, Vân Nam để nó trở thành trung tâm tuyên truyền; một số việc Đảng Cộng sản
Pháp phải làm, ở Nga phải làm.
Cuối báo cáo, Người nêu lên những điều kiện để cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông
Dương thắng lợi.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.464
- 469.
------------------
1) Khách sạn Luých ở số 10 phố Tvécxkaia, nay là Khách sạn Xentơranaia ở phố
Tver, Mátxcơva, Nga (B.T).
2) Tiếng Arập, nghĩa là người nước ngoài, kẻ đi nô dịch (B.T).
3) Căn cứ vào bức thư ngày 15-3-1924 của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng chí Dinôviép,
khi đó là Chủ tịch Quốc tế Cộng sản, nhắc lại nội dung bức thư trên.
Chúng tôi phỏng đoán bức thư này cũng gửi cho Dinôviép (B.T).
4) Trên báo Le Paria, số 24, tháng 4-1924, cũng có một bài của Nguyễn Ái Quốc
cùng nhan đề Đông Dương và Thái Bình Dương với phụ đề Người An