Page 151 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 151

151

                   tế Cộng sản ở Trung Quốc.

                   9) Đảng tôi: Đảng Cộng sản Pháp (B.T).

                   10) Ngày 22-9-1924, đại diện Đảng Cộng sản Pháp đã gửi thư cho Ban Bí thư Quốc
                   tế Cộng sản về vấn đề này. Bức thư có đoạn viết:

                   "Rõ ràng là đồng chí Nguyễn cần phải tạo ra được các quan hệ với dân bản xứ. Nếu
                   trong những điều kiện quá khó khăn, thì đồng chí ấy không thể hoàn

                    toàn yên tâm vào công việc đó được. Vậy tôi yêu cầu Ban Bí thư giục Ban Phương
                   Đông cân nhắc lại vấn đề này và có quyết định hợp với sự mong
                    muốn của Đảng Cộng sản Pháp và với những điều cần thiết của việc tuyên truyền
                   thuộc địa".

                   (Bản chụp bức thư lưu tại Viện Hồ Chí Minh).

                   11) Cuốn sách đã được Petrova Sur dịch ra tiếng Nga và được Nhà xuất bản Nôvaia,
                   Mátxcơva xuất bản năm 1925. Ngoài bìa in một bức tranh tả một

                    người lao động Trung Quốc cởi trần đang gò lưng kéo một chiếc xe tay trên ngồi
                   chễm chệ một ông chủ nước ngoài, phía sau là hình ảnh cung điện

                    nguy nga. Xét về bút pháp, có thể đoán bức minh họa đó do chính Nguyễn Ái Quốc
                   thể hiện (B.T).
                   12) M.N. Rôi kể lại: "Nguyễn Ái Quốc đến Mátxcơva với tư cách là sinh viên mới
                   vào học Trường đại học Cộng sản của những người lao động phương

                    Đông. Bấy giờ tôi đang là Chính uỷ của nhà trường, nơi đào tạo những nhà lãnh
                   đạo cộng sản tương lai cho châu Á".

                   13) Trong hồi ký của mình, Đalin kể: "Đồng chí ấy tự giới thiệu với tôi là K.A.
                   Xtayennôvích. Đó là một đồng chí Việt Nam, lúc bấy giờ gọi là Đông Dương

                    thuộc Pháp. Đồng chí ấy nói tiếng Pháp, biết tiếng Trung Hoa, am hiểu đời sống
                   chính trị của Hoa Nam".
                   14)Tức Đông Dương (B.T).



                                                          NĂM 1925


                   Đầu năm

                   Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị, tổ chức tại nhà số 13 và 13/1 đường
                   Văn Minh, nay là số 248 và 250 đường Văn Minh (Quảng Châu, Trung Quốc). Phần
                   lớn học viên là những thanh niên Việt Nam yêu nước, xuất thân từ học sinh, trí thức,
                   cũng có một vài người là tú tài nho học.

                   Chương trình học rất phong phú, có thể chia làm ba loại vấn đề: cách mạng thế giới,
                   cách mạng Việt Nam và phương pháp vận động cách mạng. Các bài giảng về cách
                   mạng thế giới, đã so sánh cách mạng Nga với các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp.
   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156