Page 152 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 152
152
Về cách mạng Việt Nam, các bài giảng đã phân tích sự áp bức bóc lột của đế quốc
Pháp đối với nhân dân Việt Nam, chỉ ra lực lượng đấu tranh chủ yếu để đánh đổ đế
quốc thực dân và phong kiến là công nông. Có nhiều đoạn phê phán các phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỷ do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Về
phương pháp vận động cách mạng, có các bài về tuyên truyền, tổ chức, vận động
các giới đồng bào như công nông, trí thức, phụ lão, phụ nữ...
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo và là giảng viên chính của các khoá học. Người
lấy tên là Vương. Các giảng viên ngoài "đồng chí Vương" và Hồ Tùng Mậu, Lê
Hồng Sơn,... còn có một số cán bộ trong đoàn cố vấn của Liên Xô lúc đó công tác
ở Trung Quốc và một số cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Bành Bái
(giảng về công tác nông vận),... Sau mỗi lần giảng, học viên chia tổ thảo luận. Mỗi
người nhắc lại điều mình hiểu, các đồng chí khác bổ sung, cho đến lúc nắm vững
toàn bài mới thôi.
Lớp học còn ra một tờ "bích báo" đăng bài của học viên. Có khi còn tổ chức diễn
các vở "kịch cương", sinh hoạt văn nghệ hoặc tham quan Trường quân sự Hoàng
Phố, thăm mộ 72 liệt sĩ ở đồi Hoàng Hoa Cương, những người đã hy sinh trong các
cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc.
- Nhiều tác giả: Bác Hồ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 95.
Tháng 1, ngày 5
1)
Nguyễn Ái Quốc gửi cho một cán bộ trong Quốc tế Cộng sản bức thư sau đây:
Đồng chí thân mến,
Quốc dân Đảng Đông Dương vừa được thành lập vào ngày 3 tháng này với 3 đảng
viên lúc bắt đầu.
Một người sẽ được phái đi Trung Kỳ và Lào. Một người khác (chưa phải là đảng
viên) sẽ được phái đến Bắc Kỳ để lấy 5 người đi Quảng Châu học cách làm công
tác tổ chức.
Tôi nghĩ có thể tìm nam thanh niên để gửi đi học ở Trường đại học Mátxcơva. Xin
đồng chí vui lòng cho biết có thể cho tôi gửi bao nhiêu sinh viên.
Đồng thời, tôi xin đồng chí chỉ thị cho các đồng chí Nga ở đây cũng nhận trách
nhiệm về các công việc của Đông Dương bởi vì có một mình, tôi không thể làm
quá nhiều việc được.
Quảng Châu ngày 5-1-1925
Chào cộng sản
N.A.Q.
- Bút tích bức thư. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.18.
Tháng 1, sau ngày 5