Page 147 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 147
147
Sau khi nêu những tội ác cụ thể của giáo hội, của bọn vua chúa, của bọn buôn lậu,
của những tên thực dân và số phận bi thảm của những người nô lệ, tác giả viết:
"Lịch sử việc người Âu xâm chiếm châu Phi - cũng như bất cứ lịch sử xâm chiếm
thuộc địa nào - thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu những người bản xứ".
2. Bài Đảng Ku klux klan, đăng trên Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp, số 74.
Bài báo nêu tóm tắt quá trình phát sinh, phát triển của Đảng Ku klux klan (Đảng
3K) và những hành động man rợ của đảng này gây ra cho nhân dân Mỹ, nhất là đối
với người da đen kể từ khi tổ chức này được bọn chủ nô ở miền Nam nước Mỹ lợi
dụng và giúp đỡ; đồng thời nêu lên những nguyên nhân làm cho đảng này sẽ nhanh
chóng bị tiêu diệt.
3. Bài Nông dân Bắc Phi, đăng trên Tạp chí Quốc tế Nông dân, bản tiếng Nga, số 3
và 4.
Bài báo viết về quá trình phá sản của những người nông dân Bắc Phi và tình cảnh
cơ cực của họ dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
Theo tác giả, sau khi đã bị chinh phục và bị tàn phá bằng bạo lực, dân các thuộc địa
Bắc Phi tiếp tục bị phá sản bởi "luật pháp" của chính phủ bảo hộ, bởi hành động
của bọn địa chủ và của những nhóm người bản xứ đã trở thành chỗ dựa của chế độ
thuộc địa. Kết quả là, những người nông dân thuộc địa đó "bị đuổi khỏi những đồng
ruộng được tưới nước trù phú, sống chen chúc ở những đồng bằng chật chội và
những vùng rừng núi xơ xác... trong cảnh khốn cùng ghê gớm". Họ trở thành nô lệ,
đang bị kiệt sức vì những tệ nạn xã hội, vì nạn khổ sai liên miên, vì những nạn đói
thường xuyên đe dọa.
Cuối cùng, bài báo viết: "Người Bắc Phi sẽ biến khỏi mặt đất, nếu giai cấp vô sản
giác ngộ không đến cứu họ khỏi nền "văn minh" quái vật".
4. Bài 51.000 người An Nam bị đế quốc Pháp động viên đi làm bia đỡ đạn tố cáo
thực dân Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đẩy 51.000 người
Đông Dương ra mặt trận và 49.000 người vào các nhà máy sản xuất thiết bị quân
sự. “Người Pháp không chỉ đẩy người An Nam ra trận. Họ còn tước đoạt hết thảy
những gì có thể tước đoạt được dưới hình thức thuế”. Nước Pháp nhiều lần hứa sẽ
đem lại quyền tự do và quyền tự quyết cho các dân tộc bị áp bức, nhưng nguy cơ
chiến tranh vừa qua khỏi thì các chủ nhà băng người Pháp lại bắt đầu nặn thêm
nhiều hình thức thuế. Bài viết kết luận: “Chiến dịch chống chiến tranh do Quốc tế
Cộng sản phát động, đang vang dội khắp các thuộc địa”.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.294,
253-258, 321-327, 336-342.
Trong năm
Tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc gặp Manabenđra Nat Rôi, nhà hoạt động yêu nước
13)
nổi tiếng của Ấn Độ .
- Theo S.R. Mohandas: Hồ Chí Minh, nhà yêu nước, bản tiếng Anh,
Bombay, Ấn Độ, 1950, tr.2-3.