Page 142 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 142
142
chính khách, bọn tài chính, bọn cầm quyền và nhất là báo chí phản động kích thích,
khuyến khích, xúi bẩy, rồi lại bao che".
Kết luận bài báo, tác giả viết: "Hành hình kiểu Linsơ thật đáng chiếm một vị trí vinh
dự trong bộ sưu tập toàn bộ những tội ác của nền "văn minh" Mỹ".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.306
- 312.
Tháng 10, ngày 17
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Thống chế Liôtây và Bản Tuyên ngôn nhân
quyền, đăng trên Tập san Inprekorr, bản tiếng Pháp, số 71.
Bài báo thuật lại bằng giọng văn châm biếm việc Thống chế Liôtây (Lyautey) - viên
toàn quyền Marốc, đã cấm ngặt không cho niêm yết ở xứ này Bản Tuyên ngôn nhân
quyền, vì theo ông ta "Trong lúc này và trong nhiều năm về sau nữa, đối với dân
bản xứ, nước Pháp có một nhiệm vụ trước nhất phải làm tròn là: dạy cho họ biết
giữ bổn phận của mình...".
Theo tác giả, "Trong cuộc chiến tranh vì "công lý" - không phải công lý cho Con
người và cho Công dân, mà công lý cho bọn Diều hâu và Cá mập..." thì người Marốc
đã làm tròn "bổn phận" của họ, bổn phận người nô lệ rồi. Nhưng "để xứng đáng với
quyền Con người và quyền Công dân, họ còn phải làm bổn phận của họ là những
Con người và những Công dân nữa, nghĩa là phải tổ chức nhau lại và đấu tranh để
giành lấy các quyền đó, như người Pháp từng làm hồi 1789 và như giai cấp vô sản
cách mạng ngày nay đang làm".
- Tập san Inprekorr, số 71, ngày 17-10-1924.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.328-
330.
Tháng 10, ngày 28
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Chủ nghĩa thực dân bị lên án, đăng trên Tập
san Inprekorr, bản tiếng Pháp, số 73.
Tác giả trích đăng và bình luận một số đoạn báo, diễn văn, v.v. của chính bọn quan
lại thực dân Pháp đã viết về tình trạng xã hội và dân số các nước ở châu Phi xích
đạo thuộc Pháp đang suy thoái và có thể bị tiêu diệt do chính sách thống trị tàn bạo,
sự áp bức bóc lột dã man của bọn thực dân Pháp gây ra, qua đó lên án mạnh mẽ chủ
nghĩa thực dân mà bọn đế quốc Pháp đã thực hiện ở đây.
- Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 73, ngày 28-10-1924.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.331-
335.
Tháng 11, ngày 11
Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc).
- Bút tích các bức thư ngày 12-11-1924. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.