Page 198 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 198
198
58
Ngày 9 tháng 1 năm 1905 , anh cố đạo ấy (tên là Gapông) đem thợ thuyền đến chỗ vua
ở thỉnh nguyện. Vì anh ta quên báo trước, và vì vua thấy đông người thì sợ bạo động,
nên sai lính ra dẹp, bắn chết mất nhiều người. Gapông bỏ chạy ra ngoại quốc. Thợ
thuyền các tỉnh nghe tin ấy thì bãi công và bạo động, lập ra công nhân hội nghị.
Cách mệnh chống nhau với vua và Chính phủ từ tháng 1 đến tháng 10. Vua một
đường thì dùng lính dẹp cách mệnh, một đường thì giả tuyên bố lập ra nghị viện cho
đại biểu dân bàn việc nước.
7. Vì sao cách mệnh 1905 thua?
1. Vì khi đầu tư bản muốn lợi dụng thợ thuyền đập đổ vua; sau nó thấy thợ thuyền
hăng hái quá, nó sợ đập vua rồi lại đập cả nó, cho nên nó phản thợ thuyền mà giúp
cho vua.
2. Vì thợ thuyền với dân cày không nhất trí. Khi thợ thuyền nổi lên thì dân cày không
theo ngay. Thợ thuyền thua rồi, dân cày mới nổi lên, để cho vua nó trị thợ thuyền
rồi nó trở qua trị dân cày.
3. Thợ thuyền chưa có kinh nghiệm nhiều, và tổ chức chưa hoàn toàn.
4. Chưa vận động lính và súng ống khí giới của dân ít quá.
8. Cách mệnh 1905 thất bại, thợ thuyền và Đảng có ngã lòng không?
Không. Trải qua lần thất bại ấy, Đảng nghiên cứu lại, phê bình lại, sai lầm ở đâu, vì
sao mà thất bại? Biết rõ ràng những chỗ khuyết điểm mà sửa sang lại. Cũng như rèn
một con dao, thử cắt mới biết chỗ nào sắc, chỗ nào cùn; sau cứ theo chỗ cùn mà mài,
con dao mới tốt.
Nhờ chuyến thất bại 1905, thợ thuyền mới hiểu rằng: một là phải tổ chức vững vàng,
hai là phải liên lạc với dân cày, ba là phải vận động lính, bốn là không tin được tụi
28)
đề huề , năm là biết tư bản và vua cùng là một tụi, muốn đuổi vua thì phải đuổi cả
tư bản.
Cách mệnh 1905 thất bại làm gương cho cách mệnh 1917 thành công.
9. Lịch sử cách mệnh 1917 thế nào?
Cách mệnh 1917 có mấy cớ sau này:
29)
l. Khi Âu chiến , đế quốc chủ nghĩa Anh và Pháp lợi dụng vua Nga đánh lại Đức.
Nhưng vua Nga lôi thôi, tiêu hết nhiều tiền, chết hết nhiều lính, tất bị Đức đánh thua
mãi. Các đế quốc chủ nghĩa ấy giận và giúp cho tư bản đẩy vua đi.
30)
2. Tư bản giận vua chỉ tín dụng bọn quý tộc cầm binh quyền, bọn quý tộc lại vô
tài, đánh đâu thua đó. Vả tư bản bên Nga phần nhiều là chung với tư bản Anh và
Pháp; nếu Nga thua Đức, thì chẳng những tư bản Nga, mà tư bản Anh và Pháp cũng
nguy; và nếu cứ để vua thì chắc thua. Vậy nên tư bản cũng muốn đẩy vua.
3. Thợ thuyền và dân cày đối với vua như đối với thù địch đã đành.