Page 200 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 200
200
Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến
34)
nơi , nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không
phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An
Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công,
35)
nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế
quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới.
Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân
chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh,
36)
phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin.
QUỐC TẾ
l. Quốc tế là gì?
Quốc tế nghĩa là người trong thế giới, bất kỳ nước nào, dân tộc nào, có một mục đích
như nhau, hợp sức nhau để làm cho đến mục đích ấy. Như các đế quốc chủ nghĩa
liên lạc nhau, để đè nén các dân hèn yếu (Pháp liên lạc Tây Ban Nha để đánh lấy An
37)
Nam, liên lạc Nhật để giữ An Nam, v.v.), các tư bản liên lạc nhau để tước bác thợ
thuyền (tư bản Anh, Mỹ, Pháp liên lạc tư bản Đức để tước lục thợ thuyền Đức). Thợ
thuyền các nước liên lạc nhau để chống lại tư bản (như Hội công nhân quốc tế).
Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế
giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế).
2. Đệ tam quốc tế là gì?
38)
Muốn biết Đệ tam quốc tế là gì thì trước phải biết Đệ nhất và Đệ nhị quốc tế
40)
39)
đã.
Từ thế kỷ thứ 18 trở xuống, tư bản phát đạt rất thịnh, áp bức thợ thuyền rất nghiệt. Thợ
thuyền bị áp bức thì tính cách phản đối, như tổ chức công hội, bãi công bạo động.
Nhưng hầu hết tỉnh nào biết tỉnh nấy, nước nào biết nước nấy mà thôi, cho nên sức
không mạnh lắm.
Năm 1840, thợ thuyền Đức lập ra một hội tên là Nhân quyền hội. Khẩu hiệu hội ấy
là "Trong thế giới ai cũng là anh em". Khẩu hiệu ấy tuy rất hay, nhưng không đúng;
vì bọn tư bản đế quốc chủ nghĩa và phản cách mệnh là thù địch dân, gọi chúng là
anh em sao được?
Năm 1847, hội ấy sửa lại gọi là: "Toàn thế giới vô sản giai cấp liên hợp hội" - ông Mã
Khắc Tư và Ăngghen vào hội ấy. Nhờ hai ông ấy sửa chương trình lại, và khẩu hiệu
hội là: Đập đổ tư bản chủ nghĩa - thợ thuyền giành lấy chính quyền - làm cho thế giới
đại đồng.
3. Hai hội ấy có phải Đệ nhất và Đệ nhị quốc tế không ?
Không phải. Trong hai hội tuy là có thợ thuyền Đức và Pháp vào, nhưng hội viên có
ít, sức lực còn yếu chưa làm được gì. Chẳng qua là biểu hiện rằng thợ thuyền các
nước phải giúp đỡ lẫn nhau và bắc cầu cho Đệ nhất quốc tế đi.
Năm 1862 ở kinh đô Anh (Luân Đôn) mở hội đấu xảo; tư bản các nước phái công
nhân qua xem xét các máy móc. Công nhân lại gặp những người cách mệnh Nga,