Page 201 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 201

201

                  Đức, Pháp và các nước khác trốn ở đấy. Hai bên bàn bạc lập một hội cách mệnh thế
                  giới.

                  Năm 1864, (ngày 28 tháng 2) mới lập thành Đệ nhất quốc tế.

                  4. Đệ nhất quốc tế làm được những việc gì?

                  Hội ấy tuy có nhiều người cầm đầu thợ thuyền các nước vào, nhưng vì:

                  1. Người còn ít,
                  2. Các công hội trong các nước còn yếu,

                  3. Không thống nhất cho nên chỉ tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản mà chưa làm được
                  việc gì lớn.

                  Không thống nhất là vì ba chủ nghĩa chống nhau:

                  1. Chủ nghĩa Pruđông (Pháp);

                  2. Chủ nghĩa Bacunin (Nga);
                  3. Chủ nghĩa Mã Khắc Tư (Đức) (xem đoạn chủ nghĩa cách mệnh thì biết).

                  Sau lúc Pari Công xã thất bại, nhiều hội viên bị chết, bị bắt, nên hội tiêu điều dần,
                  đến 1874 thì giải tán.

                  Đệ nhất quốc tế tuy chỉ đứng được 10 năm, nhưng khẩu hiệu "Toàn thế giới vô sản
                  giai cấp liên hợp lại!" và tinh thần cách mệnh vẫn truyền đến bây giờ. Tuy không
                  làm được nhiều việc, nhưng cái công dạy cho thợ thuyền trong thế giới cách mệnh
                  thì rất to.

                  5. Đệ nhị quốc tế lập ra bao giờ?
                  Đệ nhất quốc tế tan rồi, vừa lúc tư bản phát đạt lắm, công nhân vận động cũng phát
                  đạt. Trong khoảng 15 năm ấy (từ 1874 đến 1889) trong các nước nhiều công đảng
                  mới lập lên, và đảng nào cũng hiểu rằng thợ thuyền các nước không giùm giúp lẫn
                  nhau không được.

                  Năm 1889, đại biểu các công đảng hội nhau tại Pari, lập nên Đệ nhị quốc tế.

                  Từ khi lập ra, đến ngày Âu chiến, khai hội chín lần bàn bạc và nghị định:

                  1. Nước nào cũng phải lập ra công đảng;
                  2. Mỗi năm đến ngày 1 tháng 5 thợ thuyền cả thế giới đều bãi công và thỉnh nguyện;

                  3. Tất cả công nhân trong thế giới ra sức đòi chỉ làm công mỗi ngày 8 giờ mà thôi;

                  4. Phản đối đế quốc chủ nghĩa;

                  5. Các công đảng không được đề huề với tư bản;

                  6. Đảng viên không được ra làm quan với tư bản;
                  7. Nếu các đế quốc chủ nghĩa có sự chiến tranh, thì thợ thuyền các nước đều bãi công
                  và kiếm phương thế cách mệnh để giành lấy chính quyền. Vấn đề thứ 7, thì trong 9 lần
                  đại hội đều có bàn đến cả.
   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206