Page 61 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 61

61

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.29
                    - 30.

                    Tháng 4, ngày 18

                    Hồi 12 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc, Tạ Văn Căn và Duyên rời nhà số 6 phố Vila đê
                    Gôbơlanh, đi dự cuộc họp của Liên hiệp công đoàn quận Xen (Seine) tổ chức vào
                    hồi 14 giờ.

                    18 giờ, ba người ra về.

                    19 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc và Tạ Văn Căn tiễn Duyên ra ga Óocxay (Orsay) đi
                    Caxtrơ (Castres).
                              - Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                    Tháng 4, ngày 30

                    Nguyễn  Ái  Quốc  nhận  khoảng  10  tờ  báo Le  Libertaire số  118,  ba  tờ  đã  được
                    chuyển đi.

                    Cùng ngày, Nguyễn Ái Quốc còn nhận được Tạp chí La Revue Communiste (Tạp
                    chí Cộng sản).

                                - Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
                    Tháng 4

                    Bài Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên La Revue Communiste, số 14,
                    tháng 4-1921.

                    Nguyễn Ái Quốc đã phê bình một số Đảng Cộng sản ở các "cường quốc thực dân"
                    chưa quan tâm đến vấn đề cách mạng ở các nước thuộc địa và chưa nghiên cứu vấn
                    đề này một cách nghiêm túc.

                    Về tình hình Đông Dương, theo tác giả: "Nói rằng Đông Dương gồm hai mươi
                    triệu người bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng
                    nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ
                    như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa".
                    Người Đông Dương, mặc dù bị thực dân Pháp ra sức đầu độc cả về tinh thần lẫn
                    thể xác, tác giả vẫn khẳng định: "Không: người Đông Dương không chết, người
                    Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực
                    dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng
                    của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách

                    mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương".
                    "Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ.
                    Nếu những người xã hội chủ nghĩa lơ là việc giáo dục, thì giai cấp tư sản thực dân
                    và bản xứ - bọn quan lại - cứ phụ trách giáo dục bằng phương pháp của chúng.
                    Người Đông Dương tiến bộ một cách rất màu nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ
                    biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy của họ".
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66