Page 60 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 60

60

                    “Thưa ông Bộ trưởng, xin ông hãy xem nước Xiêm và nước Nhật. Hai nước này
                    không có nền văn minh lâu đời hơn chúng tôi mà họ đã được đứng trong các quốc

                    gia trên thế giới. Nếu nước Pháp trả lại nền độc lập cho chúng tôi, ông sẽ thấy
                    chúng tôi biết cầm quyền cai trị lấy”.
                             - Tài liệu của Sở Mật thám Pari. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                    Tháng 4, ngày 1

                    Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Mười trường học - 1.500 đại lý rượu, đăng
                    trên báo La Vie Ouvriève, số 100.

                    Bài báo kịch liệt lên án chính quyền thuộc Pháp đã đầu độc nhân dân Việt Nam bằng
                    rượu cồn và thuốc phiện.
                    Bằng những con số thống kê, Nguyễn Ái Quốc so sánh ở Việt Nam cứ trên 1.000
                    thôn xã mới có 10 trường học, nhưng lại có tới 1.500 đại lý rượu. Hằng năm, nhân
                    dân Việt Nam phải tiêu thụ trên 20 triệu lít rượu cồn và hàng chục tấn thuốc phiện
                    cho "mẫu quốc", khiến đời sống của họ ngày càng xơ xác, tiêu điều.

                                - Báo La Vie Ouvriève, số 100, ngày 1-4-1921.

                                - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.25
                    - 26.

                    Tháng 4, ngày 3

                    Nguyễn Ái Quốc tiếp Tạ Đình Cao, Võ Văn Toàn, Lê Bá Sao và một người Thuỵ
                    Điển tên là Gioannixơn (Joannisson) tại số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.
                                - Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                    Tháng 4, ngày 8

                    Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Những kẻ bại trận ở Đông Dương, đăng trên
                    báo La Vie Ouvrière, số 101.

                    Tác giả tố cáo âm mưu của chính quyền "nước Mẹ" muốn bắt "những kẻ lao động
                    An Nam" phải "đóng góp" để trả thay cho chúng những khoản nợ nần, thua thiệt
                    trong chiến tranh, "vì dù sao nước Pháp, chính quốc, đã cứu Đông Dương thoát
                    khỏi sự tham lam của nước Đức".
                    Nhân danh hàng nghìn người An Nam đã bỏ thây ở nước Pháp trong chiến tranh,
                    tác giả "cám ơn" lời tuyên bố của ông Xarô tốt bụng, vì dân An Nam "biết rất rõ
                    chính chiến thắng trên sông Mácnơ đã ngăn cản quân xung kích Đức tiến về sông

                    Mê Kông, để truyền bá trên ruộng đồng chúng tôi chế độ dã man của chủ nghĩa tư
                    bản và chủ nghĩa đế quốc Phổ. Nếu không có ngài và người thay mặt đáng kính
                    của chúng tôi, ông Utơrây, chúng tôi sẽ mất cái tự do thân yêu được say sưa bằng
                    rượu cồn và cái bình đẳng quý giá được đầu độc bằng thuốc phiện; không có ngài,
                    giai cấp vô sản bản xứ không còn được nhồi nhét vào tai những bài diễn văn hay
                    ho và những lời hứa tốt đẹp được ngài ban cho một cách hữu ái; không có ngài...".
                            - Báo La Vie Ouvrière, ngày 8-4-1921.
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65