Page 88 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 88

88

                   Nguyễn Ái Quốc cùng với Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền đến thăm
                   Nguyễn Văn Vĩnh ở số 15 đường Béctôlê (Bertholet).

                               - Mật báo của mật thám Pháp. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia
                   (A.N) Pari, phông 7/13405.

                   Tháng 7, ngày 20

                   Bài  ký  của  Nguyễn  Ái  Quốc  nhan  đề Con  người  biết  mùi  hun  khói,  đăng  trên
                   báo L'Humanité.

                   Bằng câu chuyện viễn tưởng về quang cảnh dân chúng tưng bừng chào đón lễ kỷ
                   niệm  lần  thứ  50  ngày  thành  lập  Cộng  hoà  Liên  hiệp  Phi  tổ  chức  tại  Hauxa
                                11)
                   (Haoussas)   tháng 1-1998, tác giả tiên đoán về thắng lợi tất yếu của sự nghiệp giải
                   phóng của các dân tộc thuộc địa và hướng đi tới của loài người tiến bộ.
                               - Nguyễn Ái Quốc: Truyện và ký, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1974, tr.45 - 48.

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.87
                   - 90.

                   Tháng 7, ngày 24

                   Nguyễn Ái Quốc họp Chi bộ Quận 17 Đảng Cộng sản Pháp tại số 100 phố Cácđinê.

                               - Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
                   Tháng 7, ngày 25

                   Bức thư ngỏ của Nguyễn Ái Quốc gửi Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, đăng
                   trên báo L'Humanité.

                   Sau những lời "ca tụng" Xarô rằng "đối với dân bản xứ ở thuộc địa nói chung và
                   đối với dân An Nam nói riêng, lòng thương yêu của Ngài thật là bao la rộng rãi",
                   rằng "Dưới quyền cai trị của Ngài, dân An Nam đã được hưởng phồn vinh thật sự
                   và hạnh phúc thật sự, hạnh phúc được thấy nhan nhản khắp trong nước, những ty
                   rượu và ty thuốc phiện, những thứ đó song song với những sự bắn giết hàng loạt,
                   nhà tù, nền dân chủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh hiện đại, đã làm cho
                   người An Nam tiến bộ nhất châu Á và sung sướng nhất trần đời", rằng "Hành động
                   nhân ái ấy đủ để chúng tôi không cần nhắc lại tất cả những hành động khác như:
                   bắt lính và bắt mua công trái, đàn áp đẫm máu, truất ngôi và đầy biệt xứ một ông
                   vua, xâm phạm và làm ô uế những nơi linh thiêng, v.v.". Nguyễn Ái Quốc đã vạch
                   trần việc Anbe Xarô đã cho thiết lập ở Pari một cơ quan đặc trách để theo dõi những
                   người bản xứ cư trú trên đất Pháp, đặc biệt là theo dõi những người Đông Dương.

                   Theo Nguyễn Ái Quốc, đó là một việc làm "hơi thừa" và với nước Pháp thì lại "quá
                   lãng phí" trong khi Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. "Nếu Ngài nhất
                   thiết cần biết hằng ngày chúng tôi làm gì thì rất dễ thôi: cứ mỗi buổi sáng chúng tôi
                   sẽ phát hành một bản tin về sự đi lại của chúng tôi và Ngài chỉ việc đọc là biết.

                   Vả lại, thời khoá biểu của chúng tôi rất giản đơn và hầu như cố định:
                   Sáng: Từ 8 đến 12 giờ ở xưởng máy.
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93