Page 83 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 83

83

                   Tháng 5, ngày 30 và ngày 31

                   Truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Pari được đăng liền hai kỳ trên
                   báo L'Humanité.

                   Dưới hình thức một bức thư, thông qua việc miêu tả chân thực gương mặt của một
                   vùng Quận 17 Pari gồm ba xóm cư dân tiêu biểu cho "những thứ bậc xã hội" của
                   nước Pháp: Giới thượng lưu, tầng lớp trung gian và những người thợ thuyền, tác
                   giả thiên truyện muốn khái quát "đủ bộ mặt và đủ tâm lý của cả Pari, cả nước Pháp,
                   cả vũ trụ", "cái sang trọng của bên này và cái đau khổ của phía kia", sự bất công
                   giữa "một bên là giàu sang và nhàn rỗi, một bên là cần cù và thiếu thốn".

                               - Báo L'Humanité, ngày 30-5-1922 và ngày 31-5-1922.

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.67
                   - 74.
                   Tháng 5

                   Để tuyên truyền cái gọi là "công cuộc khai hoá thuộc địa" của chúng, thực dân Pháp
                                                                                                        18
                   đưa tên vua bù nhìn Khải Định sang dự Hội chợ thuộc địa tổ chức tại Mácxây  năm
                   1922. Nhân dịp này, Nguyễn Ái Quốc viết vở kịch Con rồng tre để vạch trần bộ
                   mặt bán nước hại dân của bọn vua quan phong kiến phản động làm tay sai cho đế
                   quốc Pháp.

                   Đại ý vở kịch như thế này: Có những cây tre thân hình quằn quẹo. Những người
                   chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi. Là con rồng nhưng
                   thật ra chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre, nhưng lại hãnh diện có một tên hình
                   dáng con rồng. Tuy vậy nó chỉ là một quái vật vô dụng.

                   Sau khi được đọc bản thảo vở kịch, ông Lêô Pônđét, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phôbua
                   đã đánh giá như sau:

                   "Tôi đã đọc tập bản thảo. Thật là hay, thật là đẹp, lời văn vừa chải chuốt vừa gọn
                                                                                                   9)
                   gàng, với những cái châm biếm dí dỏm của Arítxtôphan (Aristophane)  . Vở kịch
                   này có đầy đủ ưu điểm để mang lên sân khấu".
                               - Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
                   Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.45.

                               - Lêô Pônđét: Xung quanh sự tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuần báo Ici Paris,
                   số 53, ngày 11, 12-6-1946. Tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

                   Khoảng tháng 5

                   Nguyễn Ái Quốc đem số báo Le Paria mới phát hành ở Pari đến biếu nhà văn
                   Hăngri  Bacbuýt  (Henri  Barbusse).  Cũng  đúng  lúc  ấy  danh  họa  Picátxô  đến  rủ
                   Nguyễn Ái Quốc và Hăngri Bacbuýt đi xem bộ phim Tư bản và tôn giáo của đạo
                   diễn Giôrít Iven (Joris Ivens), người Hà Lan. Từ khi ra đời bộ phim đã bị cấm chiếu,
                   và tác giả đã bị vua Hà Lan trục xuất ra khỏi đất nước của mình.

                   Xem xong bộ phim, Nguyễn Ái Quốc đã được các bạn bè đề nghị viết ngay một bài
                   bình luận về nội dung bộ phim, tố cáo tư bản đã lợi dụng tôn giáo để áp bức và đi
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88