Page 24 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 24
Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương
12. Viễn Phương (1928 - 2005)
* Tiểu sử
Tên thật Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1928
tại An Giang, mất ngày 21 tháng 12 năm 2005 tại Thành phố
Hồ Chí Minh, là một nhà thơ Việt Nam.
+ Sống, sáng tác, tham gia lãnh đạo các hoạt động văn học tại HCM. Sau 1975 ông giữ các chức vụ:
chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp
các hội văn học nghệ thuật VN, nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn VN.
Ông được tặng thưởng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
Tác phẩm: Anh hùng mìn gạt, Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mấy mùa xuân,…
* Bình luận:
+ Thơ Viễn Phương “là một tiếng thơ chân chất, chứa chan tình đồng đội, tình quê hương… góp
phần tích cực và trực tiếp vào việc cổ vũ, động viên đồng bào chiến đấu.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được coi là một bài thơ hay bởi ý tứ nhuần nhị, hình ảnh sáng tươi, tình
cảm đằm thắm, thiết tha. Với bài thơ này, nhà thơ đã nói hộ tiếng lòng của hàng triệu người VN đối
với lãnh tụ HCM kính mến. (NA)
+Mai Văn Tạo nhận xét: Thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy, cường điệu
nỗi đau...Thơ ông lung linh hình bóng người phụ nữ miền Nam và Mẹ. Ấn tượng nhiều mặt về người
mẹ rất đậm đà, thắm thiết. Anh viết rất nhiều bài thơ về Mẹ. Người mẹ dưới gầm cầu, những người
phụ nữ trong các đề lao, người nữ chiến sĩ hy sinh trong ngọn lửa, những nữ học sinh Sài Gòn -
Chợ Lớn "xuống đường" trong những ngày "bão tố đô thành", người vợ chiến đấu trong nội thành,
chồng ở chiến khu, người mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, bà mẹ đưa đường các anh bộ đội - bà mẹ
ấy nói những lời rất thật, như dặn dò, như lời thề quyết tử: "Ðể má cầm đuốc đi trước, gặp giặc má
chúc ngọn đuốc xuống, các con ở sau biết mà tránh. Nếu chúng bắn má chết, tức là chúng báo động
các con" (Lời má Sáu).
...Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh
kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ. Không đợi đến Tiếng tù
và trong sương đêm, Hoa lục bình trôi man mác tím, bông lau bát ngát nắng chiều hay Chòm xanh
điên điển nhuộm vàng mặt nước... Một mái lá khô hanh trong rừng vắng anh cũng đưa vào đấy cái
thực, cái hư, rất thơ mà thực, rất thực mà thơ.
[2]
-Trang 18-