Page 20 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 20

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương



                                           10. Chế Lan Viên(1920 - 1989)



                * Tiểu sử


                Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng
                10 năm 1920, quê ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.


                Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung
                thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem đây là quê
                hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu
                ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.


                Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với
                bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan
                đề Điêu tàn.


                Sau 1954, Chế Lan Viên nằm trong Ban lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội, viết
                nhiều thơ, bút ký, tùy bút, tiểu luận văn học.


                Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày
                16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.


                Giải th ưởng:  Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

                Tác phẩm tiêu biểu: tập văn xuôi Vàng Sao (1942), các tập thơ Điêu Tàn (1937), Gửi Các Anh
                (1954), Ánh Sáng và Phù Sa (1960), Hoa Ngày Thường  -- Chim Báo Bão (1967), Hoa Trên Đá
                (1984)...

                * Quan điểm và phong cách sáng tác


                Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở,
                tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).

                Trước Cách mạng tháng 8, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị,
                thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn  với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm.
                Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên, qua những
                phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của
                một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

                Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của
                cách  mạng"  và  có  những  thay  đổi  rõ  rệt. Trong thời  kì  1960-1975, thơ  Chế  Lan  Viên  vươn  tới
                khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên
                dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng
                của đời sống".


                                                                                                      -Trang 14-
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25