Page 25 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 25

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương



                13. Y Phương (1948)

























                + Nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày, Tên thật: Hứa Vĩnh Sước. Sinh năm: 1948, tại Trùng
                Khánh, Cao Bằng. Thể loại chính: thơ, kịch.


                Tuy sống giữa đất Hà Nội nhưng thường ngày ông vẫn “phát sóng bằng tiếng Tày” với vợ con trong
                nhà.

                Nhà thơ kể: “Lên tám chín tuổi tôi mới được đi học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh, và tập nói
                tiếng Kinh. Ngày ấy, mỗi sáng sớm đến trường, mẹ thường cho tôi năm xu một hào để mua đồ ăn
                sáng. Nhưng tôi đã nhịn, dành dụm số tiền ít ỏi chỉ để mua sách. Tôi coi sách như bạn. Vì tôi không
                có hứng thú ham chơi thả diều, đá bóng như nhiều bạn cùng lứa. Tôi cô đơn và hay buồn, ngay từ
                khi còn ít tuổi".


                Bắt đầu sáng tác từ những năm còn là bộ đội. Đất nước giải phóng, ông vào học trường Viết văn
                Nguyễn Du, khóa II, niên khoá 1983-1985. Ông đã đoạt Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ
                Quân đội năm 1983 - 1984, được trao Giải thưởng Nhà nước với ba tập thơ nổi tiếng: "Tiếng hát
                tháng giêng", "Chín tháng" và "Lời chúc"; từng đảm nhiệm chức Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông
                tin, rồi Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà
                văn Việt Nam khóa 6…


                Từ nhiều năm trước, nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét về ông như sau: Y Phương là một nhà thơ, một
                nhà thơ miền núi rất mới mẻ, thơ anh vừa dân tộc, nhưng vừa có cái gì hiện đại, hôm nay và mai
                sau...


                Nhận xét về các tác phẩm của Y Phương, Tiến sĩ, nhà văn Lê Thị Bích Hồng đánh giá: “So với các
                nhà văn khác, Y Phương là người sử dụng tiếng Tày nhiều và nhuần nhuyễn nhất trong tác phẩm.
                Anh biết Tày hóa tiếng Việt trên cơ sở thông thạo cả hai thứ tiếng Tày và Việt. Nên tuy viết bằng
                tiếng Việt, nhưng sắc thái Tày vẫn thể hiện rõ. Y Phương có biệt tài dùng những từ ngữ sóng đôi
                vừa Việt, vừa Tày làm cho ý nghĩa của tiếng Việt khái quát, mở rộng hơn, vượt qua ý nghĩa ban đầu
                bởi đã pha thêm nghĩa của tiếng Tày, tâm hồn Tày, văn hóa Tày”.


                                                                                                      -Trang 19-
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30