Page 49 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 49
TỔ NGỮ VĂN - HÀNH TRÌNH 50 NĂM
ƯƠM MẦM, GIEO HẠT
TRẦN THỊ KHÁNH
Tổ trưởng Tổ Ngữ văn
rường THPT Cẩm Bình đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong tâm thức của
biết bao thế hệ, là nơi nuôi dưỡng, chắp cánh cho những ước mơ bay cao,
Tbay xa, bay đi khắp mọi miền dựng xây Tổ quốc. Mỗi bước đi lên của nhà
trường là sự cống hiến bền bỉ, liên tục về công sức, trí tuệ, tâm huyết của biết bao
thế hệ nhà giáo ở nhiều tổ bộ môn, trong đó Tổ Ngữ văn tự hào vì đã có sự đóng
góp không nhỏ trong hành trình thắp lửa truyền thống của ngôi trường đóng trên
“Đất học Cẩm Bình”.
Tiếp nối truyền thống hiếu học của quê hương Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, tháng 9
mùa thu năm 1971, phân hiệu Trường Cấp III Cẩm Bình đã ra đời, nhằm đáp ứng
nguyện vọng thiết tha của Đảng bộ, Nhân dân xã Cẩm Bình nói riêng, Đảng bộ
và Nhân dân huyện Cẩm Xuyên nói chung. Trong quy mô ban đầu, trường chỉ có
4 lớp (2 lớp 8, 1 lớp 9, 1 lớp 10), chia thành ba tổ chuyên môn, môn Ngữ văn được
ghép với Sử - Địa - Chính trị, gọi chung là Tổ Xã hội do thầy Lê Đình Vinh làm Tổ
trưởng. Thầy Lê Đình Vinh, thầy Trương Biên Thùy, cô Nguyễn Thị Kim Cúc là
những nhà giáo đầu tiên có công khởi dựng, trao truyền, tiếp lửa cho Tổ Ngữ văn
trong hành trình 50 năm ươm mầm, gieo hạt. Nhịp bước cùng năm tháng, Tổ Ngữ
văn Trường THPT Cẩm Bình tiếp tục trưởng thành với mái trường đã đi trọn nửa
thế kỉ. Tổ gồm 60 thành viên với sự tiếp nối của nhiều thế hệ.
Những ngày đầu, trong tranh tre nứa lá và cả trong tiếng bom gào đạn xé của
những ngày đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, nhiều nhà giáo vừa có tài 50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
vừa có tâm, vừa uyên thâm về trí tuệ vừa đức độ về nghề như thầy Lê Đình Vinh,
thầy Trương Biên Thùy, cô Nguyễn Thị Kim Cúc, thầy Phùng Ngọc Hùng, cô Trần
Thị Thanh,... đã không chỉ nhận thức rõ phương châm “Sản xuất là khóa, văn hóa
là chìa”, “học đi đôi với hành”, “lí thuyết gắn với thực tiễn” mà còn tâm niệm phải
truyền đến trò lòng yêu nước thiết tha và ngọn lửa căm thù giặc sục sôi. Nhiều học
sinh thấm lời dạy của thầy đã tình nguyện lên đường chiến đấu giải phóng miền
Nam với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương
lai”. Nhiều trò đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường trong nỗi ngậm ngùi tiếc [49]