Page 50 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 50
thương và tự hào của thầy cô, bè bạn, tiêu biểu như: liệt sĩ Trần Viết Xuân, liệt sĩ Hà
Huy Vinh, liệt sĩ Nguyễn Văn Thường, liệt sĩ Trương Đình Lan,...
Đất nước được giải phóng, tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi phương diện
từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986. Không nằm ngoài quỹ đạo chung của
toàn ngành Giáo dục Nghệ Tĩnh, của nhà trường, Tổ Ngữ văn đã đổi mới mạnh
mẽ cách dạy của thầy, cách học của trò, đặc biệt là cách tiếp cận kiến thức cơ bản
với thực tiễn để tiếp thu và làm chủ kiến thức trong chương trình sách giáo khoa
cải cách. Những nhà giáo đầy tâm huyết và tài năng, sáng tạo và năng động, hết
lòng yêu nghề và yêu người như thầy Lê Văn Khánh, thầy Nguyễn Thừa Cương,
thầy Ngô Thế Lí, thầy Trần Hữu Vinh, thầy Nguyễn Huy Đàn, thầy Lê Đình Tuấn,
thầy Nguyễn Văn Minh, thầy Nguyễn Minh Thi, cô Phạm Thị Loan, cô Nguyễn
Thị Thanh Tịnh, cô Nguyễn Thị Châu, cô Nguyễn Thị Hải Bằng, cô Nguyễn Thị
Mĩ Dục, cô Nguyễn Thị Lê, cô Nguyễn Thị Quyến, thầy Nguyễn Huy Tự, thầy
Nguyễn Văn Liên, thầy Trần Tú Kim,... đã luôn gần gũi, ân cần nhắc nhở trò phải
trau dồi chữ TRÍ, chữ NHÂN, chữ DŨNG. Sự uyên bác của kiến thức và mới lạ
trong cách tiếp cận kiến thức của thầy đã tạo nên một luồng gió mới đầy hứng khởi
trong phong trào học tập của trò. Và không ít những học sinh đã thành đạt, góp
phần xây dựng đất nước, quê hương giàu mạnh.
Được truyền lửa từ các thế hệ nhà giáo đi trước, bước sang thế kỉ XXI, bên
cạnh đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, Tổ Ngữ văn được bổ sung nhiều thầy
cô giáo trẻ trung, năng động, đam mê sáng tạo, sẵn sàng cháy hết mình trong sự
nghiệp trồng người như cô Phan Thị Huệ, cô Lê Thị Hường, cô Mai Thị Liễu, cô
Nguyễn Thị Tuyết Nga, thầy Nguyễn Văn Quang, cô Trần Thị Khánh, cô Trần Thị
Hải Đường, cô Lưu Thị Lí, cô Nguyễn Thị Nguyệt, cô Nguyễn Thị Anh Thanh,
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
[50]
Một giờ ngoại khóa Văn học dân gian của Tổ Ngữ văn