Page 53 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 53

TỔ SỬ - ĐỊA - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

                                 “THAY ĐẢNG RÈN NGƯỜI -

              YÊU NGHỀ THIẾT THA - LUÔN TRÒN TRÁCH NHIỆM”


                                                                       NGUYỄN THỊ THÚY
                                                      Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân




                   rong hành trình nửa thế kỷ phát triển của Trường THPT Cẩm Bình, tôi vinh
                   dự được công tác tại mái trường này tròn 25 năm. Đó là khoảng thời gian
            Tgiúp tôi trưởng thành về chuyên môn, nghiệp vụ, vượt qua những khó khăn
            của hoàn cảnh cá nhân để cùng tập thể giáo viên Tổ Sử - GDCD, nay là Tổ Sử - Địa
            - GDCD luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

                Năm mươi năm đã qua, nhìn lại lịch sử ra đời và phát triển của nhà trường nói
            chung, của Tổ Sử - Địa - GDCD nói riêng, chúng tôi vô cùng trân trọng và tự hào vì
            những gì mà các thế hệ đi trước đã dựng xây, vun đắp để hôm nay chúng tôi tiếp
            tục được kế thừa, phát huy. Những giáo viên thuộc thế hệ thứ ba như chúng tôi,
            hôm nay chỉ được biết đến tên gọi của các thầy cô giáo dạy Lịch sử, dạy Địa lý và

            dạy Chính trị trong những năm tháng đã xa. Thế nhưng, từ thông tin, tư liệu còn
            lưu giữ, từ những hình ảnh của phòng truyền thống nhà trường và qua những
            câu chuyện kể của người đi trước, chúng tôi cảm nhận được rằng, những giáo
            viên giảng dạy các môn học này thực sự là những chiến sĩ văn hóa “thay Đảng rèn
            người - yêu nghề thiết tha - luôn tròn trách nhiệm”.
                Tôi  được  biết,  những  năm  mới  thành  lập  trường  chỉ  có  thầy  Nguyễn  Văn  50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
            Khang dạy Lịch sử, thầy Nguyễn Văn Lý dạy Địa lý và thầy Chúc Viết Tư dạy
            Chính trị. Ít năm sau, khi số học sinh tăng lên, các thầy Nguyễn Công Khánh, Vũ
            Kim Ninh, Vũ Kế Hoan, Dương Thế Hưng, Lê Ngọc Thích được điều động thêm
            để giảng dạy các môn học này. Những năm chiến tranh ác liệt hay trong thời kì
            bao cấp nhiều khó khăn, thiếu thốn, dù trong hoàn cảnh nào, các thầy giáo của

            chúng tôi vẫn chú trọng chuyên môn, đam mê nghề nghiệp. Những bài giảng của
            các thầy đã giúp bao lớp học trò thời ấy xác định được lý tưởng cách mạng, tự hào
            về truyền thống dân tộc, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.  [53]
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58