Page 312 - Cuốn 70 năm (c)
P. 312
động du lịch ở địa phương như: kinh doanh lưu trú, ăn uống;
giới thiệu tại điểm đến; sản xuất và bán hàng thủ công mỹ
nghệ truyền thống; sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng
hóa cung ứng cho hoạt động du lịch; tổ chức các hoạt động
trải nghiệm... Mặc dù phương thức hoạt động của người dân
chưa mang tính chuyên nghiệp, nhưng chính tính giản dị,
mộc mạc lại là điểm cuốn hút du khách trong và ngoài nước.
- Tiềm năng về điều kiện sinh thái nhân văn cho phát
triển du lịch:
Điều kiện sinh thái nhân văn cho phát triển du lịch gồm
hai nhóm: (1) Tài nguyên du lịch tự nhiên được con người
khai thác, bao gồm: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên
sinh vật, danh lam thắng cảnh; (2) Tài nguyên du lịch nhân
văn, bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, nghề và làng
nghề thủ công truyền thống, văn hóa dân gian, phong tục tập
quán, tri thức bản địa...
+ Về tài nguyên du lịch tự nhiên được con người khai
thác: Ứng Hòa nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng,
đất đai màu mỡ, có mạng lưới sông, ngòi, hồ, ao phong phú
và đa dạng nên có nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn
diện. Hệ thống sông chủ yếu là sông Đáy ở phía tây nam và
sông Nhuệ ở phía đông nam. Ngoài ra, sông đào Vân Đình
cũng góp phần tô đậm thêm cảnh quan sông nước nơi này.
Đây cũng là điểm nhấn, tạo nên đặc trưng riêng có của Ứng
Hòa so với các quận, huyện khác của Hà Nội.
Đặc biệt, với vị trí địa lý của mình, huyện nằm trong
phạm vi các tuyến du lịch quan trọng của Hà Nội và vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Đó chính là tuyến du lịch làng nghề từ trung tâm
Hà Nội tỏa ra các vùng ngoại thành; tuyến du lịch sông Hồng;
tuyến du lịch tôn giáo - tín ngưỡng kết nối Hà Nội, Hà Nam và
Ninh Bình - Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính…
312