Page 140 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 140
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
chúng tôi cũng chỉ trao được 15 học bổng, mỗi suất 300 ngàn đồng. Các
học sinh còn lại, cấp 2 nhận 10 quyển tập và cấp 1 là 5 quyển tập.
Theo Ban Giám hiệu, số học sinh cấp 1 có mặt ít hơn danh sách nhận
quà là 52 học sinh, nhưng khi phát xong, vẫn còn em chưa có tập. Một bé
gái mặc chiếc áo sờn rách, có đôi mắt rất sáng, chạy tới bên tôi: “Thưa
thầy, em con chưa có tập vì nó nhỏ quá không đi được”. Tôi chợt hiểu: Thì
ra, khi chọn học sinh nhận quà, bản thân trường đã có sự chọn lựa: chẳng
hạn trong gia đình nghèo có 2 chị em đi học, thì chỉ 1 em được nhận mà
thôi. Các em ngây thơ, chơn chất, cứ nghĩ rằng mình được thì anh chị, em
mình cũng được. Tôi quay sang gọi học sinh mình “Các em cứ phát tập
cho các em nhỏ nếu thiếu thì thầy trò chúng ta tính sau”. Một chút bâng
khuâng, một thoáng ngậm ngùi khi trước mắt tôi là những học sinh nam
đầu khét nắng, áo sờn vai, quần ống cao ống thấp... lên đứng trước các
bạn nhận quà. Nụ cười các em đã hé trên môi mà sao trong đáy mắt kia
có chút gì u uẩn? Quá khứ trở về như qua làn sương mỏng. Có-phải-là-
tôi-đang đứng đó? Đứa học trò nghèo ở vùng quê xa lăng lắc, cũng chân
đất đầu trần mỗi sớm mai qua đò Rạch Miễu, thế mà trong lòng lại mang
cả khát vọng về cuộc sống hạnh phúc ngày mai?
Cô Như Liên - Hiệu trưởng - thay mặt toàn thể thầy cô giáo và học
sinh Trường THPT Châu Văn Liêm phát biểu những lời chân tình động
viên các em và hứa sẽ trở lại trong ngày bế giảng. Bên cạnh trường, khói
đốt đồng nhà ai phủ kín một góc trời. Khói đậm chất quê, nhưng khói
đồng kia hay chính vì tuổi thơ bất hạnh của các em đã làm ta cay mắt?
Thầy cô ở hai trường kể lại có nhiều học sinh kiệt sức vì đói khi buổi
sớm mai tới lớp trong khi khoảng cách giữa nhà và trường học xa đến
mấy “gian đồng”. Học sinh cấp 3 thì ngơ ngác, bởi các em không hiểu
được cái khoảng cách “mấy gian đồng” đó có phải chăng chỉ vài trăm
mét. Tôi phải giải thích để học sinh mình hiểu rõ. “Mấy gian đồng” là
cách nói dân gian, để chỉ một khoảng xa chừng như vô tận. Tuổi thơ tôi
cũng từng băng qua “mấy gian đồng” như thế, đến độ mắt mờ, chân run
mà phía trường tôi vẫn còn thăm thẳm.
2.
Từ một thông tin trên Đài Truyền hình Cần Thơ, thầy trò chúng tôi
lại cùng về Xuân Thắng - cũng thuộc huyện Thới Lai - với một mảnh đời
bất hạnh. Những giọt nước mắt nhân ái của cô giáo chủ nhiệm lớp 1 làm
lay động lòng người. Đó là bé Nguyễn Ngọc Diễm - sinh năm 2003, học
sinh lớp 1 Trường Tiểu học Xuân Thắng. Ngay từ khi ra đời, em đã gánh
143