Page 260 - KỶ YẾU KHÓA 12 HỌC VIỆN QGNN SÀI GÒN
P. 260
Thầy T là người miền Bắc, dáng người hơi thấp nhỏ, nhưng
bước đi nhanh nhẹn và gương mặt thầy lúc nào cũng vui tươi,
rạng ngời vẻ nhân hậu… . Lúc say sưa với bài giảng, gương
mặt thầy xuất thần, tôi có cảm giác như chính thầy là tác giả
của bài thơ hay bài văn mà thầy đang giảng vậy. Đối với học
sinh không thuộc bài, thầy cư xử đúng như là một bậc… “văn
nhân”. Thầy chỉ nhắc nhỡ bằng những lời nghiêm khắc nhưng
nhẹ nhàng, sâu sắc và ý vị khiến cho người học trò phải…
“mang” nặng trong… đầu, theo về đến nhà, đến tận… bàn học
(!). Không biết có phải chính vì vậy mà từ đó về sau và cho đến
tận sau này, môn Văn đã “cảm hóa” được một số đông chúng
tôi.
Ngày đó, thầy-cô dạy Quốc Văn thường kiêm luôn môn Hán
Văn. Đến môn này của thầy, trong khi các bạn đa số gồng
mình, căng mấy ngón tay để tập viết từng nét chữ một. Riêng
tôi nào phải giỏi giang gì, nhờ có chút hoa tay nên thay gì viết,
tôi cố gắng… “vẽ” từng nét sổ, nét mác… .Miễn sao chữ thì
giống như thầy viết trên bảng, còn nét thì giống nét của chữ
trên mấy cái nhản… nhang ( mẹ tôi hay mua để thắp trên bàn
thờ ). Nhờ vậy tôi là một trong số ít học sinh được thầy khen là
viết khá chữ Hán… .
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời
đi học… . Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những
lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài.
Bỗng nhiên thầy gọi đúng tên tôi và bảo xuống văn phòng có
việc. Tôi như rụng rời hết chân tay, hốt hoảng nhớ lại xem thời
gian vừa qua mình có phạm lỗi gì đến nỗi phải… . Tuy trong
lòng bấn loạn như vậy tôi vẫn riu ríu đi theo thầy. Tràn đầy lo
KHOÁ 12 HỌC VIỆN QGNN SÀI GÒN Page 242