Page 12 - My FlipBook
P. 12
mạnh không một lực lƣợng nào có thể chiến thắng đƣợc. Đó là sức mạnh
tiềm tàng, tiềm năng, không phải tự nhiên mà có. Nó chỉ trở thành hiện
thực bằng các biện pháp giáo dục, vận động, tổ chức và rèn luyện trong
thực tiễn đấu tranh. Từ năm 1923, trƣớc khi rời Pháp sang Liên Xô trên
cuộc hành trình về Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ với các đồng chí
cùng hoạt động trong Hội Liên hiệp thuộc địa chủ định đó của mình:
“Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nƣớc, đi vào quần chúng, thức
tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đƣa họ ra đấu tranh
1
giành độc lập, tự do” .
Hồ Chí Minh đã nêu cao quan điểm về con ngƣời, quan điểm về
nhân dân: Tất cả vì con ngƣời và do con ngƣời; tất cả vì dân và do dân;
con ngƣời là vốn quý nhất, là lực lƣợng to lớn nhất. Tƣ tƣởng đó đƣợc
thể hiện trên nhiều phƣơng diện. Trƣớc hết đó là chủ nghĩa nhân văn Hồ
Chí Minh: Sống vì nƣớc, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội,
con ngƣời… Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực “Phải biến một
nƣớc dốt nát, cực khổ thành một nƣớc văn hóa cao và đời sống tƣơi vui,
hạnh phúc”; “Phải dựa vào sức mạnh, trí tuệ của dân”. Quan điểm về
con ngƣời, về nhân dân của Hồ Chí Minh còn đƣợc thể hiện ở tƣ tƣởng
chính trị - xã hội “dân là chủ”. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu
quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân. Mọi quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân.
Quan điểm về nhân dân, về con ngƣời ở Hồ Chí Minh đã trở
thành phƣơng pháp, tác phong công tác: tin ở dân, dựa vào dân, học hỏi
dân. Có dân là có tất cả. “Dễ mƣời lần không dân cũng chịu. Khó trăm
2
lần dân liệu cũng xong” . Quan điểm về tác phong quần chúng của Hồ
1 Hồ Chí Minh – biên niên tiểu sử, NXB Thông tin lý luận, H, 1992, t.1, tr185.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H,2000, t.12, tr.212
10