Page 47 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 47
Dĩ nhiên hình ảnh của gần 45 năm về trước, qua dòng
thời gian của ký ức, chắc không còn rõ nét nhưng những vị
thầy của lớp đệ IC3 Quốc Học đã để lại trong long tôi những
kỷ niệm khó quên.
Cô Tôn Nữ Diệu Trang khi vừa tốt nghiệp Đại Học Sư
Phạm Huế, ban Triết vào mùa hè 1961 thì được bổ nhiệm
giảng dạy ở Quốc Học vào niên khóa 1961-1962 và chúng tôi
là lớp học trò đầu tiên của cô về môn Tâm Lý Học. Cô Diệu
Trang rất xinh đẹp, tuổi cô lúc dạy chúng tôi khoảng chừng
25, 26 tuổi, còn chúng tôi thì khoảng chừng 18-20 tuổi là cùng.
Chúng tôi vô cùng thích thú mỗi khi cô bước vào lớp. Tôi nhớ
cô thường mặc áo dài màu vàng nhạt, miệng cô cười thật có
duyên, lại dạy môn Tâm Lý Học là môn học rất gần với cuộc
sống hằng ngày. Đến giờ cô dạy, cả lớp như sinh động hẳn
lên. Các anh chị trong lớp thường nêu rất nhiều thắc mắc để
xin cô giải đáp. Có nhiều khi cô trả lời xong, các bạn vẫn cứ
tiếp tục đặt lại vấn đề, khiến không khí có phần căng thẳng.
Anh chị thường phát biểu nhiều và hay đặt câu hỏi trong lớp
là Nguyễn Anh (tốt nghiệp ĐHSP Việt văn, nay ở Canada),
Lê Văn Mỹ (ĐHSP Việt văn, ở San Jose), Ngô Văn Vinh (Cao
Học Luật, Ủy Viên Công Tố Tòa Án Mặt Trận QKI), Nguyễn
Văn Trọng (Cử Nhân Triết, ở Seattle) và cá nhân người viết bài
này. Có lúc, tôi thấy cô Diệu Trang bực mình vì cứ bị các bạn
cãi bướng, bỏ lớp lên văn phòng. Thế là lớp học ồn ào như vỡ
chợ. Thầy Văn Đình Hy phải xuống giải quyết và đe dọa phạt
cấm túc thì lớp mới chịu yên. Tôi còn nhớ là vào năm 1994,
trước khi qua Hoa Kỳ theo diện HO, tình cờ tôi được gặp lại
cô Diệu Trang ở góc đường Cường Để và Hồng Thập Tự (gần
trường Đại Học Văn Khoa và Trường Dược Sàigòn). Thật là
cảm động khi gặp lại cô giáo cũ của bốn thập niên về trước. Cô
Diệu Trang, dáng vẫn còn đài các như những vị công nữ của
đế đô một thời, đôi mắt cô bay giờ vẫn còn tinh anh nhưng ẩn
chứa nỗi buồn nhẫn nhục của một cuộc đổi đời. Tôi nắm tay
cô mừng tủi và quả thật có cái gì đó cay cay trong lòng mắt khi
nghe cô nói cô không còn dạy học ở Nha Trang nữa, giờ đang
sống khó khăn ở Sàigòn. Cô hỏi tôi về một số bạn trong lớp
và tôi bùi ngùi nhắc lại với cô những kẻ còn người mất. Cuối
cùng, tôi xin tạm biệt cô vì chỉ còn ngày mai nữa là rời nước ra
46 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai