Page 63 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 63
từ ngày ra hải ngoại. Gọi điện thoại hỏi thăm GS Khoách thì
rất may cô Thanh Tâm, phu nhân của thầy và là cô giáo của
nhà tôi, đề nghị tôi gọi điện thoại hỏi thăm chị Thân Thị Nhân
Đức, nguyên Giáo Sư trường Đồng Khánh thì biết được tin tức
thầy Quới. Nhờ vậy, tôi được biết rằng thầy Quới đã qua định
cư tại Pháp và đã qua đời cách đây 3 năm. Xin kính dâng lên
thầy một nén hương tưởng nhớ của một người cộng sự cũ hồi
ở ĐHVK Huế.
7. GS Dương Đình Khôi (1971-1975):
Vị Khoa Trưởng Văn Khoa sau
cùng cho đến tháng 4 năm 1975 là
GS Dương Đình Khôi. Khi còn theo
học chương trình Cử Nhân Sử Học
(1962-1966), tôi đã học với thầy Khôi
hai năm cuối về môn Lịch Sử Cổ Đại
Hy Lạp – La Mã. Thầy có dáng dấp
của nhà thông thái nhưng lại hết sức
bình dị, khuôn mặt thầy hiền từ lộ rõ
bên ngoài. Thầy rất dễ thân thiện và
dễ gần gũi. GS Lê Thanh Minh Châu
qua điện đàm cho biết thêm về thân
thế của thầy Khôi. Thầy là con thứ
của BS Dương Đình Liễu rất nổi tiếng ở Huế, em ruột của BS
Dương Đăng Bảng. GS Khôi du học và lấy bằng Tiến Sĩ ngành
Sử Học tại Đại Học Belgique. Về nước, thầy dạy ở Văn Khoa
Huế và đảm trách vai trò Tổng Thư Ký Viện Đại Học Huế,
đồng thời kiêm nhiệm Khoa Trưởng Văn Khoa Huế từ 1971
đến tháng 4 năm 1975. Tôi may mắn là học trò cũ của thầy.
Hai năm cuối của chương trình Cử Nhân, tôi thường đạt điểm
cao nhất về môn Cổ Sử Hy-La của thầy. Mối tương quan thầy
trò tốt đẹp từ đó đã cho phép tôi được gần gũi thầy nhiều hơn
khi tôi trở lại trường cũ trong cương vị thành viên giảng huấn
đoàn, phụ trách các lớp cử nhân ngành Sử học.
Thường cuối tuần, thầy cô hay mời vợ chồng chúng tôi
đến nhà dùng cơm tối ở cư xá Giáo Sư, phía đối diện với trụ
sở Viện Đại Học Huế trên đường Lê Lợi. Tình cảm thầy trò
sâu đậm đã khiến mối tương quan giữa thầy và tôi không còn
62 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai